Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 16/07/2014 18:31 (GMT+7)

Nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy ngọc trai hình phù điêu

* Không bỏ cuộc

Để những bức phù điêu đẹp lấp lánh hôm nay ra đời, đã đánh đổi không biết bao nhiêu công sức, tiền của và cả tâm huyết của người nông dân già Phạm Văn Hướng. “Cái gì người ta không làm được mà mình làm được mới đáng quý. Thế nên, tôi quyết định đeo đuổi việc nuôi cấy ngọc trai nước ngọt tới cùng” – bác Hướng vui vẻ nói.

Bác Hướng kể, ban đầu, bác chỉ nuôi trai lấy ngọc theo cách thông thường (ngọc trai hình tròn) nhưng không thành công. Đa số trai đều chết sau khi cấy, con nào vượt qua được thử thách, sống được thì cho ra viên ngọc trai rất nhỏ, viên nào lớn lắm cũng chỉ bằng hạt đậu xanh.

Trong lúc đang bế tắc. thì tình cờ một người bạn biết chuyện đã tặng bác cuốn tài liệu giới thiệu chung về phương pháp nuôi cấy ngọc trai nước ngọt. Từ cuốn tài liệu, bác đã phát hiện một chi tiết ngắn rất quý giá: “Người Trung Quốc đã biết sản xuất ngọc trai nước ngọt đầu tiên trên thế giới. Học đã đặt những tượng phật nhỏ xíu vào trong những loài trai to, sau 4 đến 5 năm các tượng phật này được phủ một lớp xà cừ và trở thành phù điêu ngọc trai…”.

Những bức phù điêu trước và sau khi được cấy vào ngọc trai

Trải qua suốt 20 năm dày công nghiên cứu, số lượng trai dùng để thử nghiệm đã lên đến cả tấn, chi phí đầu tư hàng chục triệu đồng, cuối cùng bác Hướng cũng đã thành công. Tỷ lệ trai cho ngọc đạt 90%. Những bức phù điêu đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, mỹ thuật để lưu hành ngoài thị trường.

Không thể kể được hết nỗi vui mừng của Bác Hướng khi công lao 20 năm đã được đến đáp xứng đáng. Những lứa trai cho những bức phù điêu bằng ngọc lấp lánh đầu tiên ra đời là phần thưởng cho người nông dân già sáng tạo. Lứa đầu tiên, rồi lứa thứ hai thành công là tiếp nối những tự hào mà bác Hướng đã dày công nghiên cứu đồng thời cũng hứa hẹn một mô hình kinh tế mới đầy tiềm năng.

* Tiềm năng kinh tế lớn

Bác Hướng chia sẻ, phương pháp cấy bức hình phù điêu vào bên trong con trai rất khó khăn và khác với cách cấy truyền thống Do bức phù điêu khá lớn so với nhân cát thông thường nên người nuôi phải cắt vỏ trai rồi cấy vào. Nếu không cẩn thận, cắt trúng thịt thì con trai sẽ chết hoặc cấy không đúng chỗ thì sản phẩm tạo ra không đẹp.

“Tùy theo con trai lớn hay nhỏ và dựa vào kích thướt của bức hình phù điêu mà cấy số lượng nhiều hay ít. Hiên nay, tôi có thể cấy từ 4 đến 6 bức hình phù điệu loại nhỏ vào một con trai”, bác Hướng cho biết.

 Công trình của bác Phạm Văn Hướng được trao giải ba tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật Đồng Nai năm 2013

Theo kinh nghiệm của bác Hướng thì con trai nuôi từ một năm trở lên là có thể cấy được hình phù điêu. Tuy nhiên, trai càng lớn sẽ cho ngọc càng đẹp, màu sắc của bức phù điêu càng lấp lánh và độ dày càng lớn. Sau khi cấy phù điêu, khoảng từ 12 tháng trở lên là thu hoạch được.

Bác Hướng chia sẻ: “bản chất ngọc trai đã quý, những bức phù điêu tôn giáo như: tượng phật A di đà, phật Bà Quan thế âm hay tượng thánh chúa, đức mẹ… lại càng quý hơn. Do vậy, tôi quyết định tạo ra những bức hình phù tôn giáo cho phù hợp với thị hiếu của thị trường để làm trang sức. Hiện, công trình nghiên cứu của tôi hiện đạt được kết quả 90%. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác với các doanh nghiệp để tạo đầu ra cho sản phẩm”.

Hiện với thành công của bác Hướng, mới đây, sở Khoa học và Công nghệ cũng đang tiến hành cấp giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ cho công trình này. Hội nông dân xã Phú Xuân cũng đang có kế hoạch nhân rộng mô hình này đến bà con nông dân.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…