Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/02/2023 10:29 (GMT+7)

Nghĩa lớn!

GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

tm-img-alt

GS.VS Trần Đại Nghĩa lúc mới về nước (năm 1946)

Nhớ về GS.VS. Trần Đại Nghĩa, tôi cứ hình dung về một người Nam Bộ hiền lành, chân chất. Nhưng sau này được biết nhiều hơn về ôngmới hiểu sự Trí- Dũng của một con người không phải chỉ qua hình thái và hành xử bề ngoài mà đánh giá được, cần phải qua những tình huống đặc biệt mới thấy được Trí -Dũng phi phàm của họ, do họ có niềm tin mạnh mẽ vào những gì lương tri cho là lẽ phải.

Xin kể một câu chuyện tôi được "tai nghe mắt thấy". Ngày ấy (sau năm 1975), GS.VS. Trần Đại Nghĩa được phân công lãnh đạo Viện Khoa học Việt Nam. Sau khi thắng Mỹ, giang sơn thu về một mối, "khí thế cách mạng" ngút trời, có nhà lãnh đạo cao cấp đến Viện nói chuyện với anh chị em khoa học, trong đó có mặt nhiều vị danh tiếng như: GS Nguyễn Văn Chiển, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, GS.VS. Nguyễn Văn Đạo, GS.VS Vũ Đình Cự.... Nhà lãnh đạo nói đại ý: Việt Nam ta đã chiến thắng Đế quốc Mỹ đầu sỏ, thì chắc chắn sẽ "đi tắt đón đầu" xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, sớm đưa Việt Nam trở thành một "con rồng châu Á". Cả hội trường im phăng phắc. Bỗng GS. VS. Trần Đại Nghĩa đứng lên, xin có mấy lời. Ông nói, vẻ suy tư, rằng: Lãnh đạo đất nước thời chiến khác với thời bình làm kinh tế. Sau khi đưa ra những luận cứ vững vàng, ông chốt lại: Như thực tế lịch sử minh chứng: Nhật Bản, Đức... là những nước bại trận trong Thế chiến thứ hai, nhưng họ đã có sự "phát triển thần kỳ" trong xây dựng kinh tế - xã hội, trở thành những quốc gia phú cường như ngày nay. Sau khi ông nói xong, không có tiếng vỗ tay, nhưng mọi người trong hội trường đều hiểu rằng ông đã dũng cảm nói lên sự thật.

Anh chị em ở Tòa soạn Báo Khoa học và Đời sống ngày ấy (vào những năm 80-90 của thế kỷ trước) thường gọi thân mật GS.VS Trần Đại Nghĩa là Bác Nghĩa, vì vị lãnh đạo Viện Khoa học Việt Nam cũng là Chủ nhiệm Báo. Bác Nghĩa thật hiền lành, thân mật cả trong khi làm việc hay trong các buổi nói chuyện với anh chị em.

Tối nhớ nhất một số lời dặn dò chỉ bảo của Bác đối với việc phổ biến khoa học, nâng cao dân trí mà báo cần thực hiện.Bác tâm sự: Những ngày sống, học tập và làm việc ở Pháp cũng như một số nước đã qua hai cuộc cách mạng công nghiệp, nói chung dân họ có tư thế làm việc mà Bác gọi là "Tư thế lao động công nghiệp", khác hẳn với thói quen làm việc "con trâu đi trước cái cày theo sau" của người nông dân nước ta. Họ làm việc đúng giờ từng phút, từng giây, làm việc có kỹ năng, được đào tạo bài bản chuyên nghiệp. Còn ở ta thì "Văn chương chữ nghĩa không hay/ Về nhà bảo vợ sắm cày cho tao" ; "Sớm chưa cần, trưa chẳng vội', "làm vài đường cày, đánh chân chữ ngũ, đánh củ khoai lang, uống bát nước chè, hút thêm điếu thuốc lào...".   Làm tới đâu hay tới đó.... Người lãnh đạo, quản lý thì nay phụ trách việc này, mai lại được điều việc khác, miễn là không bị giáng chức, hạ lương. Cứ như vậy làm sao mà "vừa hồng vừa chuyên" được. Bác Nghĩa bảo: Đây là nếp văn hóa tối cần thiết cho người lao động ở nước ta trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày ấy, trong thời buổi chiến tranh, dân mình chưa chú ý đến kỹ năng chuyên nghiệp, đến tư thế lao động công nghiệp, đến hoạch định và thực hiện dự án... Nghe bác Nghĩa giải thích, anh chị em trong Tòa soạn nhận ra những điều mới mẻ và bổ íchlắm. Sau đó Báo có lập chuyên mục "Tư thế lao động khoa học".
Bác Nghĩa còn bảo: Báo khoa học nên thêm các chuyên mục về "Bản quyền sáng chế", về "Tình báo Khoa học-Công nghệ".

Đặc biệt, tôi còn nhớ, trong những ngày chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, có lần Bác Nghĩa hỏi "Các cháu đã đọc cuốn sách "Bàn về chiến tranh" của tác giả người Đức Clauzơvit chưa?". Khái niệm "Chiến tranh nhân dân" bác tiếp thu từ cuốn sách đó trong những ngày miệt mài nghiên cứu về vũ khí ở Pháp, Đức. Rồi Bác nói về công việc sơ tán, đào hầm trú ẩn, kỹ thuật gây nhiễu cho máy bay địch, đội mũ rơm đi học...Nghe thì bình thường nhưng lại rất có hiệu quả để đối phó với chiến tranh phá hoại của địch. Được Bác chỉ đạo, Ban biên tập Báo có lập chuyên mục "Khoa học Quốc phòng", trong đó giới thiệu một số kiến thức về Chiến tranh nhân dân, và về Vũ khí - khí tài hiện đại...

Sinh thời, GS Phan Đình Diệu - nhà Toán học Kiến thiết, chuyên gia về Ngôn ngữ máy tính có làm một bài thơ thất ngôn bát cú tặng GS.VS Trần Đại Nghĩa: “Nghĩa lớn tìm về với nước non/ Buồn vui đã trải cuộc vuông tròn/ Rèn tài văn võ thời phiêu bạt/ Gánh việc giang sơn thuở mất còn/ Tình nặng ấy chưng tình Đất nước/ Nghiệp Đời há kể nghiệp vàng son/ Gốc thông đứng thẳng dầu mưa nắng/ Để gió lành reo ngát nước non”.

Tôi có vinh hạnh được phỏng vấn GS Phan Đình Diệu khi ông còn tại thế, về bài thơ "Nghĩa lớn" ông viết tặng GS.VS Trần Đại Nghĩa. Phan Giáo sư tâm sự: Tứ bài thơ nảy ra khi ông nhớ đến bài thơ vịnh cây thông của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ: “Ngồi buồn mà trách Ông Xanh/Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười/ Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…”

Tôi đã mạo muội thưa với GS Phan Đình Diệu rằng tôi thấy khí chất của hai Người họ không giống nhau: Một nóng- một lạnh, một kiêu hùng- một khiêm cung, một phóng khoáng- một cẩn trọng...

GS Phan Đình Diệu lại nói rằng: Trong căn tính của hai vị đều có một chữ ĐỒNG, đó là tình Nhân ái, lòng yêu nước thương nòi vô hạn.

Tôi thấy càng ngẫm càng đúng lắm.

Xem Thêm

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Máy hốt lúa - Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của một nông dân
Đầu tháng 6/2023, Liên hiệp Hội Phú Yên về thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để “Mục sở thị” chiếc máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí, Đồng thời, tư vấn để anh Trí tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, lần thứ 10 (2022-2023) vì nhận thấy đây là mô hình sáng tạo, được mọi người đánh giá cao.
Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.

Tin mới

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Cần đa dạng hình thức phổ biến khoa học cho giới trẻ
Tại Hội thảo chuyên đề: “Tạo môi trường tốt cho các nhà khoa học tham gia phổ biến khoa học” trong khuôn khổ Hội nghị phố biến kiến thức khoa học 2023 được diễn ra tại Công viên Shougang, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhiều diễn giả đã đưa ra các mô hình, giải pháp để nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học cho giới trẻ.
VUSTA thăm và làm việc tại Trụ sở Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc
Ngày 18/9/2023, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học năm 2023, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch VUSTA làm trưởng đoàn, đã tới thăm và làm việc tại Trụ sở của Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (CAST) tại thủ đô Bắc Kinh.
Phú Yên: Phản biện xã hội về các khoản thu, chi đối với giáo dục công lập
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên phối hợp các Sở, ngành, các Hội vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết Quy định các khoản thu, mức thu và cơ chế quản lý thu, chi các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Vĩnh Long: 41 mô hình, sản phẩm đạt giải Cuộc thi Sáng tạo lần thứ XII
Ngày 16/9, tại Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Tỉnh Đoàn Vĩnh Long tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ XII, năm học 2022 – 2023 (gọi tắt là Cuộc thi) và Phát động Cuộc thi lần thứ XIII, năm 2023-2024.
Kon Tum: Ghi nhận từ Cuôc thi Sáng tạo lần thứ 15
Qua 15 lần tổ chức, Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng (Cuộc thi) của tỉnh đã thực sự là sân chơi trí tuệ của thanh thiếu niên, nhi đồng. Cuộc thi đã khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.