Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 09/03/2010 17:16 (GMT+7)

Nét đẹp trong lễ hội Phật giáo thời Lý - Trần

Và trong đời sống thường nhật của họ không thể thiếu những lễ hội bởi đạo Phật đã truyền bá ở đất nước này cả ngàn năm rồi. Vậy thì, lễ hội được tổ chức ở hai triều đại này là những lễ hội nào, nó được tổ chức ra sao, ý nghĩa của từng lễ hội đó là gì, thời gian, không gian, người tổ chức lễ, người tham dự lễ… được thể hiện như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi lần lượt giới thiệu sau đây:

Người tổ chức và người tham dự lễ hội

Phật giáo với tư cách gần như là một quốc giáo của đất nước Đại Việt, đương nhiên lễ hội Phật giáo của thời kỳ này hầu như đượccả nước tổ chức và tham dự. Ngoài các Thiền sư, Hoà thượng thuộc giới xuất gia đứng ra tổ chức các lễ hội Phật giáo, các vị vua, quan, tướng văn, tướng võ, vương tôn, công chúa, dân thường… đề gópphần mình trong Phật sự lớn lao đó. Nhà vua hay hoàng thân quốc thích thì tổ chức những buổi lễ hội mang tính quốc gia, quy mô tổ chức lớn hơn, số người tham dự nhiều hơn, đặc biệt nhất là các sứthần của các nước láng giềng như Chiêm Thành… cũng được nhà vua đặc cách mời tham dự, còn các quan lại hoặc dân chúng ở thôn xóm làng mạc thì tổ chức lễ hội nhỏ hơn, gói gọn trong một làng hoặc liênlàng.

Theo tư liệu lịch sử hiện có, trong những năm tháng quản trị quốc gia xã tắc, vua Thái Tổ nhà Lý đã nhiều lần tổ chức lễ hội độ tăng với quy mô lớn, hàng loạt dân chúng được xuất gia học Phật, dự vào hàng tháng chúng của Phật; thời Thái Tông, Thánh Tông cũng có rất nhiều lễ hội được nhà vua chính thức hạ lệnh tổ chức. Tháng Giêng năm 1036, mở hội khánh thành tượng Phật Đại Nguyện ở Long Trì; tháng 10 – 1040, mở hội La Hán ở Long Trì; còn vua Nhân Tông lại là một ông vua đứng ra tổ chức và tham dự nhiều lễ hội Phật giáo nhất của triều đại nhà Lý: Mùa xuân năm 1077, chỉ sau 5 năm lên ngôi, vua hạ lệnh mở hội Nhân Vương ở điện Thiên An; tháng Giêng mùa xuân năm Đại Tường Hội Khánh thứ nhất và thứ bảy (1110, 1116) mở hội đèn Quảng Chiếu (1); lễ Vu Lan cầu siêu cho thái hậu Linh Nhân cũng được vua long trọng cử hành vào tháng 7 – 1118; tháng 9 – 1118 mở hội Thiên Phật khánh thành chùa Thắng Nghiêm; tháng 2 – 1120, tháng 9 – 1126 tổ chức hội đèn Quảng Chiếu ở sân rồng (2); trong văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh còn ghi lại sự kiện vua tổ chức lễ Phật đản lớn ở chùa Diên Hựu; lễ hội lớn nhất được tổ chức ở thời vua Thần Tông là lễ hội khánh thành tám vạn bốn ngàn bảo tháp vào tháng 2 – 1129.

Thời nhà Trần, sử sách ít ghi chép những Phật sự lớn của các vị vua đầu, có lẽ từ thời Thái Tông đến thời Nhân Tông, cả đất nước phải 3 lần đối mặt với 3 cuộc chiến tranh lớn chống quân Nguyên, nhưng sau khi Trần Nhân Tông xuất gia, vua Anh Tông và Minh Tông kế tiếp cai quản đất nước, các lễ hội Phật giáo được tổ chức tương đối nhiều, lễ hội lớn nhất được bộ Đại Việt sử ký toàn thưghi nhận là vào năm 1303: “Mùa xuân Tháng Giêng ngày 15, Thượng hoàng ở phủ Thiên Trường, mở hội Vô Lượng Pháp ở chùa Phổ Minh, bố trí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp cho dân nghèo trong nước và giảng kinh giới thí”. Còn trong Tam tổ thực lụcghi nhận nhiều lễ hội Phật giáo được tổ chức theo yêu cầu của vua và các hoàng thân quốc thích, như lễ hội truyền giới Bồ tát tại gia, lễ hội Quán đỉnh…

Các vua là thế, quan lại dân chúng cũng thường xuyên mở lễ hội Phật giáo khắp nơi, đặc biệt là lễ hội khánh thành sau khi xây dựng hoặc tu bổ chùa tháp, tạc tượng, đúc chuông mà tư liệu văn khắc Hán Nôm của hai thời kỳ này ghi nhận. Vùng biên giới phía Nam Đại Việt (Châu Ái, tức vùng Thanh Hoá bây giờ), tướng Lý Thường Kiệt xây dựng hai ngôi chùa nổi tiếng. Báo Ân núi An Hoạch, Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, thế là có ít nhất hai lễ hội khánh thành chùa được tổ chức tại đây. Vùng biên giới phía Bắc Đại Việt (Chiêm Hoá – Tuyên Quang) tướng Hà Hưng Tông và con cháu của ông xây dựng tu bổ chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, lễ khánh thành chùa cũng được diễn ra sau đó; Chu Tế - một quan Nội nhân hoả đầu thời nhà Trần đã dẫn dắt dân chúng cùng xây dựng lại ngôi chùa Khai Nghiêm do công chúa Nguyệt Sinh thời Lý khai lập, lễ hội khánh thành chùa được vị quan nhỏ đó và dân chúng đứng ra tổ chức, sự kiện này được Trương Hán Siêu ghi nhận khi viết bia cho chùa…

Việc vua chúa, quan lại, dân chúng, xuất gia, tại gia cùng nhau tổ chức những lễ hội Phật giáo ở thời kỳ này chứng tỏ rằng đất nước Đại Việt lúc bấy giờ rất giàu mạnh, mọi lĩnh vực kinh tế xã hội đều phát triển, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Dân gian có câu: “Phú quý sinh lễ nghĩa”, ở góc độ nào đó, câu nói này vẫn có giá trị, đất nước phải cường thịnh, của cải phong túc, nội triều ngoại chính đều bình yên, vua quan mới có tâm để nghĩ đến việc hưởng thụ và thưởng thức văn hoá tinh thần, mới có thời gian để nhìn nhận những giá trị thiêng liêng to lớn mà văn hoá tinh thần mang lại cho đời sống của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia; dân chúng có an cư lạc nghiệp, có đủ cơm ăn áo mặc, mới có tâm tư để nghĩ đến việc gieo phúc, tạo đức, mới có thời gian để hoà mình vào lễ hội, sống và hành trì theo những giá trị cao cả của pháp Phật.

Một điều chắc chắn được thể hiện ở đây là Phật giáo đã và đang rất phát triển trên đất nước này. Phật giáo trở thành tôn giáo củamọi người, được cả nước đón nhận, Phật giáo đi vào trong cuộc sống thường nhật của mỗi người bằng những hành động cụ thể, bằng những giáo pháp thiết thực. Chỉ một lễ hôi Vu Lan được tổ chức khắp nơivào mỗi rằm tháng 7 hàng năm cũng đủ chứng tỏ điều đó. Vu Lan là dịp để mọi người bày tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với đấng sinh thành, không chỉ trong hiện tại mà còn cả bảy đời quá vãng; là dịpđể họ gieo hạt giống lành cho mình vào ruộng phước chư tăng khi thiết lễ trai tăng, dân cúng “tứ sự”; là dịp để họ gieo nhân tích đức, bày tỏ lòng vị tha của mình khi dành bớt một phần của cải vậtchất của mình cho những người nghèo thiếu hơn mình; cao cả hơn nữa, đó là dịp để họ nhận rõ lý duyên sinh nhiều đời nhiều kiếp, vòng luân hồi sinh tử bất diệt của cuộc đời khi nấu cháo cúng chẩn côhồn, bởi những linh hồn cô quạnh đó biết đâu đã từng là cha là mẹ, là anh em vợ chồng, là họ hàng thân thích từ bao đời của mình.

Sự hoà hợp đồng hành của Phật giáo với dân tộc là một minh chứng nữa được thể hiện rõ ở đây. Phương châm “Đạo pháp dân tộc” luôn được coi trọng và thực hành. Đạt Phật xưa nay không tách rời đời sống thế tục, đạo Phật luôn gắn liền với sự tồn vong hưng thịnh của mỗi dân tộc. Đạo Phật còn dành trọn tâm tư tình cảm vì dân tộc này, mang lại lợi lạc cho dân tộc này, dân tộc này mới mở rộng tấm lòng để đón nhận đạo Phật, mới nhận thấy được những giá trị thiết thực cụ thể của đạo Phật, và mới sẵn sàng đóng góp sức người sức của cho công cuộc hoằng dương chánh pháp, mới tự coi việc giữ gìn và truyền bá đạo Phật là trách nhiệm của mình.

Thời gian và không gian của lễ hội

Lễ hội Phật giáo thời Lý - Trần được tổ chức rất phong phú đa dạng, từ hình thức tổ chức đến nội dung lễ hội, đặc biệt là về thời gian và không gian tổ chức lễ hội. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo Việt Namkhẳng định lễ hội Phật giáo thường được tổ chức theo thời gian nông nhàn của nhân dân Việt Nam , tức là thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu. Nhưng như những lễ hội chúng tôi dẫn ra từ sử sách trên có thể thấy, lễ hội Phật giáo tổ chức trong rất nhiều thời điểm và ở nhiều nơi khác nhau. Ngoài những lễ hội chính được tổ chức vào thời điểm cố định như lễ hôi Phật Đản vào ngày 8 – 4 và lễ hội Vu Lan vào rằm tháng 7, lễ hội đèn Quảng Chiếu thời vua Lý Nhân Tông lại được tổ chức vào tháng Giêng, tháng 2, tháng 9 ở cửa Đại Hưng và ở điện Long Trì; lễ hội Thiên Phật được tổ chức vào tháng 9 – 1118 ở chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ, lễ hội La Hán được tổ chức vào tháng 10 ở điện Long Trì, lễ hội Nhân Vương được tổ chức vào mùa xuân năm Anh Vũ Chiêu Thắng 2 ở điện Thiên An (1077) và mùa hạ năm Đại Định thứ 10 ở điện Long Trì (1149), lễ hội Điểm nhãn cho hơn ngàn pho tượng Phật được tiến hành vào tháng 2 năm Khai Thái thứ nhất ở chùa Phổ Quang, lễ hội Chuyển tạng đại trai (lập đàn chay tụng đại tạng kinh) suốt 10 ngày đêm được tổ chức vào tháng 3 năm Khai Thái thứ 5 ở chùa Quỳnh Lâm theo lời thỉnh cầu của Quốc mẫu Bảo Huệ…

Không gian diễn ra lễ hội ở thời kỳ này có thể nói là khắp mọi vùng miền của Tổ quốc, không chỉ ở trong cung điện, ở những ngôi chùa tại đất Kinh kỳ, mà còn ở khắp các làng quê thôn xóm, ngay cả những nơi biên viễn xa xôi, bởi vì ở nơi đâu có chùa là ở nơi đó có lễ hội Phật giáo được tổ chức.

Có thể nói, chính thời gian và không gian diễn ra lễ hội phong phú, rộng khắp như thế đã chứng minh rằng sự tu học và hoằng truyền Phật pháp ở đất Đại Việt phát triển hết sức mạnh mẽ, thời gian và không gian của người con Phật không còn là thời gian không gian của chiếc đồng hồ hay của chiếc máy đo kinh tuyến vĩ tuyến cứng nhắc, mà trong mọi lúc, ở mọi nơi, suốt các mùa xuân hạ thu đông, từ thành thị đến thôn dã, người con Phật đều có thể sống trong pháp nhũ của Phật Đà, đều có cơ hội học Phật và ngộ đạo. Đúng với tinh thần của Thiền học Việt Nam: “Đất này Tây thiên, Tây thiên đất này”; thời kỳ chánh pháp, thời kỳ tượng pháp hay thời kỳ mạt pháp đều hoà vào trong khoảnh khắc và không gian lễ hội đó; đất nước này chính là thành Vương Xá, là tinh xá Kỳ Viên, thời kỳ Lý Trần là thời Phật còn tại thế, người dân dù mang những tên gọi khác nhau như Kinh, Mường, Êđê, Chămpa nhưng cũng chính là người của dòng Sakya, đều có sẵn Phật tính, đều được nghe pháp, và khắp nơi trên dải đất này đâu đâu cũng vang vạng tiếng pháp. Thiền Việt Nam là vậy, không dành riêng cho người xuất gia, không dành riêng cho tầng lớp thượng lưu trí thức, người tại gia với trăm công ngàn việc, người nông dân chân lấm tay bùn vẫn ung dung trong tinh thần “Đói đến thì ăn mệt ngủ liền…”.

Chú thích

1.Việt sử lược , bản dịch của Trần Quốc Vượng, Nxb Thuận Hoá.

2.Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Viện Khoa học xã hội Việt Nam , Nxb KHXH, 1998.

3. Trần Nhân Tông,Cư trần lạc đạo phú.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.