Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 04/11/2008 19:57 (GMT+7)

Nên hay không nên thay bằng từ khác?

Quả là trong khi nói và viết, người nói hay người viết phải dùng từ ngữ cho chính xác. Một trong những tiêu chuẩn của sự chính xác là từ ngữ được dùng đúng lúc, đúng chỗ. Mỗi từ ngữ được dùng đúng không chỉ biểu thị chính xác các sự vật, hiện tượng được nói tới mà còn truyền đạt được đúng ý định và tình cảm của người nói, khiến người nghe hiểu biết một cách đúng đắn, dễ dàng. Vì thế, khi nói, khi viết người ta phải biết lựa chọn từ ngữ sao cho ý nghĩa của nó phù hợp với điều mình muốn nói ra. Nói cách khác, từ ngữ ấy phải đúng với lĩnh vực mà nó biểu thị. Chẳng hạn, nói đến trồng trọt, chăn nuôi thì dùng các từ như: khuyến nông, khoán sản, xuống giống, nuôi trồng, siêu nạc, kinh tế đồi rừng…là phù hợp. Nói đến thể thao, văn hoá thì dùng các từ như: ép sân, giãn biên, bán độ, thẻ đỏ, thẻ vàng, bàn thắng vàng, báo hình, báo nói, thư điện tử…Còn ở lĩnh vực quân sự thì lại quen dùng đến các từ: mặt trận, tấn công, nã đạn, đấu súng, đại chiến, tân binh, chiến binh, phòng ngự, chiến trường…

Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, các đơn vị từ ngữ của một thứ tiếng dù phong phú đến đâu vẫn thua xa cái hiện thực khách quan đa dạng và không ngừng biến đổi xung quanh chúng ta. Vì thế, người dùng ngôn ngữ cũng có lúc, có nơi phải “mượn” từ ngữ thường dùng ở lĩnh vực này để biểu đạt các sự vật, hiện tượng ở lĩnh vực khác. Trong ngôn ngữ học, người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng “chuyển trường nghĩa” của từ ngữ. Hiện tượng này được giải thích như sau: mỗi từ ngữ, với nghĩa chính của nó, sẽ được dùng ở một “trường” nhất định phù hợp với một phạm vi cuộc sống nhất định. Ở phạm vi biểu vật ấy, các từ ngữ sẽ “trung hoà” hoá về ý nghĩa. Nói cách khác, do sự đồng nhất - đối lập với những từ ngữ khác trong trường, những từ ngữ này không còn gợi ra được sự mới lạ nào. Trong khi đó, người nói và người viết lại luôn có nhu cầu “làm mới” cái được nói tới, “làm mới” những cách diễn đạt để hấp dẫn người nghe. Thành thử những cách dùng từ ngữ trong các câu nói kiểu như: “ Hiện thực đang khúc xạqua lăng kính nhà văn,Đồ thị hình sincủa trái tim”, “ M. Chau (lớp 11 trường Lý Tự Trọng) nhắm tịt mắt nhớ lại cảm giác thăng hoacủa mình”, “ Chưa khi nào Clip nhạc Việt lại lột xácmạnh mẽ như lúc này”, “ Chiến trườngSeri A tỏ ra quá khắc nghiệt”, “ Một đội Mĩ trẻ trung thiếu kinh nghiệm trận mạc”, “ Bên kia chiến tuyến,Bình Dương tung ra sân đội hình với hai mũi nhọn”, “ Trung tâm của cuộc đại chiếnBerlin sẽ là màn đối đầu giữa Ricquelme và Ballack ở giữa sân”… xuất hiện nhan nhản trên các trang báo viết, báo nói và các phương tiện thông tin đại chúng khác hiện nay. Tất nhiên, các từ ngữ chuyển trường này thường diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống tương đồng với nhau. Bóng đá là môn thể thao đối kháng. Tính chất đối đầu, quyết liệt giữa các cầu thủ hai đội chẳng giống như các “chiến binh” trên “chiến trường” đó sao? Cho nên việc dùng từ “đấu súng” thay cho “đá luân lưu 11m để phân thắng phụ” chắc cũng chẳng có gì đến nỗi “khó nghe” và “cứng nhắc” lắm phải không?

Thêm nữa, ngôn ngữ học ngày nay còn nói tới khái niệm ngữ vực. Đây là một khái niệm của xã hội ngôn ngữ học. Ngữ vực là những biến thể ngôn ngữ theo cách dùng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh xã hội, trong đó cái quyết định là không gian, thời gian cụ thể của cuộc giao tiếp và quan hệ so sánh trong tương quan xã hội, nhận thức, tình cảm giữa người nói và người nghe. Ngữ vực liên quan đến các câu hỏi như: “ nói với ai?”, “ nói về cái gì?”, “ tại sao phải nói như thế?” và “ nên nói như thế nào?”. Đây là những câu hỏi mà người nói, người viết nào cũng phải nghĩ tới để chọn lựa các đơn vị ngôn ngữ (nhất là các từ ngữ) trong khi nói và viết. Như vậy, một từ ngữ được dùng đúng với ngữ vực nữa. Vậy thì từ “đấu súng” trong các bài báo mà tác giả đã dẫn ở vào những văn bản có “tính quy thức”, tính chính thức xã hội hay là những văn bản có “tính thân tình”, trong đó người nói và người nghe đã rất hiểu nhau, thân nhau? Và như thế, nếu đúng ngữ vực thì từ “đấu súng” chẳng hay hơn, hấp dẫn hơn và lại ngắn gọn hơn cái ngữ “đá luân lưu 11m để phân thắng phụ” hay sao?

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.