Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 14/12/2024 11:16 (GMT+7)

Nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam

Sáng 13/12, tại Hà Nội, VUSTA phối hợp với Hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA và TS. Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chủ trì hội thảo.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng khẳng định, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội là phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế, trong đó chỉ rõ thể chế là điểm nghẽn của các điểm nghēn cần được tháo gỡ để khơi thông mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ tối đa các nguồn lực của hợp tác quốc tế đầu tư cho tăng trưởng. Mục tiêu đặt ra phải là tăng trưởng cao ổn định đến năm 2030 chúng ta trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật là những luật có tác động lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đến vấn đề đảm bảo chất lương, an toàn và thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Viêt Nam. Hai luật này được Bộ KH&CN xây dựng và Quốc hội thông qua từ nǎm 2006 đối với Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và năm 2007 với Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (bổ sung thêm). Đến nay, đã gần 20 nǎm, với xu thể phát triển của Kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam, các luật đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại cần sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội đã đưa vào chương trình các Luật sửa đổi trong nǎm 2024-2025.    

tm-img-alt

TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịchVUSTA phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tin tưởng với sự tham gia của các đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết sẽ giúp Hội thảo có được những ý kiến, kiến nghị tốt, “hiến kế” cho cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra Quốc hội sớm hoàn thiện thông qua Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuần, Quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi phù hợp nhất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và hiệu quả sản xuất kinh doanh cua người dân, doanh nghiệp.

Trình bày tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, có 104 luật, pháp lệnh, nghị định chịu sự tác động của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật; 78 luật, pháp lệnh liên quan đến Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa... Thiết kế cách thức tiếp cận và phương thức kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa trên phạm vi quốc gia nhằm nhất thể hóa và nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam. Do vậy Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật phải có tính khoa học cao; tính quy phạm và đại diện cao...

tm-img-alt

Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

Việc xây dựng 02 luật là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất, sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Cơ quan chủ trì xây dựng 02 luật phải khảo sát, nghiên cứu thật kỹ những tồn tại, bất cập hiện nay trong thực tế sản xuất của các ngành, lĩnh vực và những yêu cầu đòi hỏi nâng tầm chất lượng, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập…

“Đây là thời vận tốt để Việt Nam có được thể chế pháp luật và chính sách phát triển tốt nhất, nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam”, ông Dương nhận định.

Tuy nhiên, ông Dương cũng thẳng thắn thừa nhận trong thực tế, một số nhóm hàng đang bị lạm dụng, nhiều lĩnh vực đưa hầu hết các chỉ tiêu chất lượng vào quy chuẩn kỹ thuật. Nếu Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hóa và Luật Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật chỉ nêu ra mà không có chế tài rõ, thì trong thực tế các Bộ, ngành vận dụng rất khó và dễ tùy tiện.

Về công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, theo ông Dương, cần nghiên cứu kỹ nội dung này, nên quan niệm đây cũng là một nội dung công bố chất lượng sản phẩm, trong đó các chỉ tiêu chất lượng do người sản xuất kinh doanh lựa chọn tùy theo yêu cầu thị trường, còn các chỉ tiêu quy chuẩn kỹ thuật thì buộc phải phù hợp với quy định của nhà nước. Vì quy định công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa như hiện nay đang rất hình thức, làm phát sinh chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, gây tăng giá thành sản phẩm, mất thời cơ kinh doanh và là căn nguyên phát sinh tiêu cực.

Bên cạnh đó, việc quy định hàng hóa nhập khẩu phải có dấu hợp quy và phải công bố hợp quy là không phù hợp; không nước nào làm như vậy, ngay cả đối với những mặt hàng buộc phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước thông quan, thì thông thường cũng chỉ áp dụng theo phương thức xác suất, để lấy mẫu không vượt quá 5% số lô hàng nhập khẩu.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh quy định công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi có nhiều bất cập về sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật hiện hành, mang nặng tính hình thức, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy tại Luật Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hàng hoá. Quy định quy chuẩn kỹ thuật để bắt buộc áp dụng, dùng để kiểm tra thanh tra, nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt.

Theo đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nên bỏ quy định công bố hợp quy trong quy chuẩn thức ăn chăn nuôi cho tương đồng với quy định quản lý chất cấm tại Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT và quy chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm.

tm-img-alt

Đại diệnHiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Namphát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo mới đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới. Ngoài ra, chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số tổ chức, doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) mang tính chất đối phó, không đi vào thực chất của tiêu chuẩn là nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng... Chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở, khiến việc tra cứu, áp dụng tiêu chuẩn đối với các đối tượng có nhu cầu, như doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn...

tm-img-alt

Đại biểu dự hội thảo

Các đại biểu đề nghị, cần sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trên tinh thần xác định phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cần khẩn trương đưa các tổ chức đánh giá sự phù hợp thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phần, nhằm bảo đảm công bằng giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp sở hữu tư nhân với các tổ chức đánh giá sự phù hợp sở hữu Nhà nước…

tm-img-alt

Các đại biểu đánh giá caoý nghĩahội thảođãtạo diễn đàn để các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp được thể hiện tiếng nói, trách nhiệm cây dựng chính sách,pháp luật

tm-img-alt

Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tổng kết hội thảo, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng đánh giá cao nội dung của hội thảo và sự đóng góp tâm huyết, giá trị, sâu sắc, thẳng thắn của các vị đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học các nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng bày tỏ tán thành với các ý kiến tại hội thảo và đề nghị Hội Chăn nuôi Việt Nam tổng hợp đầy đủ các ý kiến của các đại biểu tại hội thảo và có văn bản kiến nghị để các cơ quan cơ quan trình, thẩm tra và cơ quan quyết định ý kiến thẩm tra thuận tiện tiếp thu được. Nội dung kiến nghị, giải trình cần được trình bày xúc tích, khoa học thể hiện được 06 quan điểm chính đại biểu tại hội thảo: 1) Hai Luật tách ra không hợp lý mà nên ghép vào, Luật gốc là Luật chất lượng hàng hóa nên giữ lại, các nội dung khác đưa vào một chương để tạo sự thống nhất; 2) Yêu cầu các nội dung liên quan đến công bố hợp chuẩn, hợp quy cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa, nhận thức tiêu dùng hiện nay; 3) Về Quy chuẩn kỹ thuật cần có sự thay đổi để phù hợp với hội nhập quốc tế và phù hợp với chỉ đạo mới của Đảng, nhà nước; 4) Xem xét lại tính cần thiết của các tiêu chuẩn cơ sở trong giai đọan hiện nay; 5) Dừng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các nội dung chồng chéo giữa các luật; 6) Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập của Việt Nam, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững tại thị trường của chính mình.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng khẳng định, các ý kiến xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng chắc về nông sản, thực phẩm chắc sẽ là những thông tin hữu ích đối với các cơ quan soạn thảo, Chính phủ, Quốc hội trong quá trình xây dựng thể chế, pháp luật và cũng thể hiện trách nhiệm của các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng, doanh nghiệp trong việc xây dựng pháp luật; Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ đồng hành, hỗ trợ Hội Chăn nuôi Việt Nam trong việc trình các ý kiến tới các cơ quan soạn thảo, thẩm tra, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội trong thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu của năm 2025 của đất nước, hướng đến “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.

Tin mới

Nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam
Sáng 13/12, tại Hà Nội, VUSTA phối hợp với Hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.
Hà Tĩnh: Ông Phạm Văn Thắng tái đắc cử Chủ tịch Liên hiệp hội Cẩm Xuyên
Sáng ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cẩm Xuyên (Liên hiệp hội huyện) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2024 – 2029). Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp hội huyện tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phú Thọ: Tìm giải pháp sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông,lâm nghiệp
Sáng ngày 12/12, Liên hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chính sách nhằm tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.
Vusta tổ chức phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh động vật
Ngày 12/12, tại Hải Phòng, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp hội thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch động vật và hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố.
Nâng cao chất lượng hoạt động hội trong giai đoạn mới
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thay thế cho Nghị định được ban hành từ năm 2010 đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề không thống nhất giữa quy định của Đảng và quy định của pháp luật về quản lý hội.
Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
Đội ngũ trí thức KHCN trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực KHCN quốc gia, đóng góp phát triển KTXH. Những năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có nhiều chương trình thiết thực động viên các trí thức. 
Vusta tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương – Mê Kông
Từ ngày 4 – 7/12 tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương – Mê Kông 2024 với chủ đề “Sáng tạo kỹ thuật và hợp tác các bên cùng có lợi” do Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc (CSE) đăng cai dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (CAST) tổ chức.
Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Bình Định: Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
Trong tháng 11/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã đến làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIV(2024-2025), Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ XII, năm 2025 và một số hoạt động KHCN.