Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/04/2014 22:10 (GMT+7)

Mười nhà khoa học nữ vĩ đại trong lịch sử mà bạn nên biết(1/2)

Emilie du Chatelet (1706 – 1749)

 

Gabrielle-Emilie Le Tonnelier de Breteuil, con gái trưởng cố vấn luật pháp của toà án Pháp, kết hôn với marquis du Chatelet vào năm 1975. Bà là một quý tộc và là mẹ của ba đứa con. Nhưng vào lúc 27 tuổi, bà bắt đầu học toán một cách nghiêm túc và sau đó là vật lý. Đam mê này càng được củng cố sau khi bà bắt đầu một cuộc ngoại tình với nhà triết học Voltair, người cũng vô cùng yêu thích khoa học. Quá trình hợp tác khoa học của họ dài hơn cả mối tình giữa hai người( họ cùng sở hữu một phòng thí nghiệm tại nhà của Chatelet, Chateau de Cỉey, và cùng nộp bài luận vào cuộc thi bàn về bản chất của lửa). Thành tựu đáng nhớ nhất của Du Chatelet đối với khoa học chính là bản dịch sang tiếng pháp định luật Newton(vẫn còn được sử dụng cho đến hôm nay). Vào tuổi 43, bà đã có một mối tình với một sĩ quan quân đội trẻ tuổi và có thai, sau đó mất trong lúc sinh con.

Caroline Herschel (1750 – 1848)

 

Lúc còn ở nhà cha mẹ tại Hanover, Herschel không khác gì một cô giúp việc ( cô sau này đã mô tả mình là ” Cô bé Lọ Lem của gia đình” ) , sau đó anh trai của cô, William , đưa cô đến Anh vào năm 1772 để giúp việc nhà ở Bath . Sau khi nắm vững nghệ thuật hát – vốn là để đi phụ giúp William , là người đàn organ cho Octagon Chapel – cô chuyển sự nghiệp và đã đi theo ngành thiên văn học giống người anh William. Ngoài việc hỗ trợ anh trai mình trong quan sát của ông và trong việc xây dựng kính thiên văn, Caroline cũng đã trở thành một nhà thiên văn học tuyệt vời , phát hiện tinh vân và cụm sao mới . Cô là người phụ nữ đầu tiên phát hiện một sao chổi ( cô phát hiện ra tổng cộng là tám ) và là người đầu tiên có công trình được xuất bản bởi Hội Hoàng gia. Cô cũng là người phụ nữ Anh đầu tiên được trả tiền cho công trình khoa học của mình, khi người anh William,đã được tiến cử là nhà thiên văn học riêng của nhà vua sau khi khám phá ra Sao Thiên Vương vào năm 1781 , thuyết phục người bảo trợ của mình phải thưởng cho trợ lý của ông với một mức lương cố định hàng năm . Sau cái chết của William vào năm 1822 , Caroline đã nghỉ hưu và trở lai Hanover . Tại đó cô đã tiếp tục công việc thiên văn của mình, biên soạn một danh mục các tinh vân – công trình của Herschels đã tăng số lượng các cụm sao được biết đến từ 100 đến 2.500 . Bà qua đời năm 1848 ở tuổi 97 sau khi nhận được nhiều danh hiệu trong lĩnh vực của mình , bao gồm một huy chương vàng của Hiệp Hội Hoàng Gia Thiên văn .

Mary Anning (1799 – 1847)

Năm 1811, anh trai của Mary Anning đã phát hiện ra những gì ông nghĩ là một bộ xương cá sấu trong một vách đá bên bờ biển gần Lyme Regis, nước Anh, quê nhà của gia đình. Ông giao phó cho người em gái 11 tuổi của mình trách nhiệm phục hồi nó, và cuối cùng cô đã đào ra một hộp sọ cùng 60 đốt sống, rồi đem bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá £ 23. Mặc dù vậy, đấy không phải cá sấu, và cuối cùng nó đã được đặt tên Ichthyosaurus, “cá thằn lằn.” Đó là câu chuyện bắt đầu cho sự nghiệp lâu dài của Anning với tư cách là một thợ săn hóa thạch. Ngoài Ichthyosaurus, cô còn phát hiện ta plesiosaurs cổ dài, pterodactyl và hàng trăm, có thể hàng ngàn, các hóa thạch khác, thứ đã giúp các nhà khoa học vẽ nên một bức tranh về thế giới biển 200,000,000-140.000.000 năm trước vào kỷ Jura. Cô không có được giáo dục một cách chính quy nên đã phải tự học giải phẫu học, địa chất, cổ sinh vật học và các ngành khoa học khác. Các nhà khoa học vào thời đó đã cất công đi từ những nơi xa xôi như thành phố New York đến Lyme Regis tham khảo ý kiến ​​và săn hóa thạch với Anning.

Mary Somerville (1780 – 1872)

 

Hấp dẫn bởi ẩn số x và y của một câu hỏi toán học trong một tạp chí thời trang dành cho phụ nữ, Mary Fairfax,14 tuổi,sống tại Scotland đã vùi mình vào các nghiên cứu về đại số và toán học, bất chấp sư cấm đoán của cha cô . Nghiên cứu của cô đã phải dừng bởi một cuộc hôn nhân vào năm 1804 với một đội trưởng Hải quân Nga. Nhưng sau khi ông chết, cô trở về Edinburgh và tham gia vào giới trí thức , liên kết với những người như nhà văn Sir Walter Scott và nhà khoa học John Playfair, tiếp tục nghiên cứu của mình trong lĩnh vực toán học và khoa học. Người chồng tiếp theo của cô, William Somerville , người mà cô kết hôn vào năm 1812 , hết sức hỗ trợ nỗ lực này. Và sau khi họ chuyển đến London , Mary tự lập một nhóm các nhà tri thức, trong đó bao gồm nhà thiên văn học John Herschel và nhà phát minh Charles Babbage . Cô bắt đầu thực nghiệm về từ tính và cho ra đời một loạt các bài viết về thiên văn học , hóa học , vật lý và toán học. Cô còn dịch cuốn sách nổi tiếng “Cơ chế của Thượng đế” của nhà thiên văn Pierre-Simon Laplace sang tiếng Anh, và mặc dù bản thân cô không hài lòng với kết quả, nó vẫn được sử dụng như một sách giáo khoa cho nhiều thế kỷ tiếp theo. Somerville là một trong hai người phụ nữ đầu tiên , cùng với Caroline Herschel , được phong làm thành viên danh dự của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia .

Maria Mitchell (1818 – 1889)

Maria Mitchell từ thời trẻ đã học được cách quan sát các ngôi sao từ cha mình, người sử dụng những quan sát này để kiểm tra tính chính xác của máy đo thời gian cho Nantucket, Massachusetts, những người săn cá voi. Ông cũng dạy con mình sử dụng kính lục phân tín và kính viễn vọng phản xạ. Khi Mitchell được 12 tuổi, cô đã giúp cha cô ghi lại thời gian nhật thực. Và ở tuổi 17 , cô đã lập nên một trường học dành cho nữ sinh, dạy họ khoa học và toán học. Mitchell vọt lên vị trí hàng đầu về thiên văn học Mỹ vào năm 1847 khi cô phát hiện ra một vệt mờ – một sao chổi thông qua kính viễn vọng của mình . Cô được vinh danh trên thế giới, được phong tặng một huy chương của vua Đan Mạch , và trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ . Năm 1857 Mitchell đi du lịch đến châu Âu , nơi mà cô đã đến thăm đài quan sát và gặp gỡ với giới trí thức , bao gồm Mary Somerville . Mitchell viết: ” Tôi không thể không ngưỡng mộ [ cô ấy ] với tư cách là một phụ nữ . Đi lên trên con đường dốc và gồ ghề của khoa học và hàng giờ cống hiến để nghiên cứu cũng không ảnh hưởng đến nhiệm vụ làm vợ và mẹ “. Mitchell trở thành giáo sư thiên văn học nữ đầu tiên của Mỹ, khi cô đến giảng dạy cho Vassar College vào năm 1865 . Tại đó cô tiếp tục quan sát của mình , đặc biệt là mặt trời ,cô thậm chí đã đi du lịch lên đến 2.000 dặm để chứng kiến ​​nhật thực.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…