Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/09/2013 01:25 (GMT+7)

Một số di tích thời Mạc tại Hải Phòng

Như vậy, Dương Kinh triều Mạc khác với kinh đô thứ 2 Cổ Pháp Đình Bảng triều Hậu Lý, Long Hưng Tức Mặc triều Trần, Lam Sơn triều Hậu Lê. Triều Mạc coi Dương Kinh là nơi căn bản, là chỗ dựa những việc quân quốc trọng sự bàn ở đây, để tránh tai mắt của quan lại, sĩ phu nhà cố Lê còn lưu luyến triều đại cũ. Do đó, nhà Mạc dựa vào thế sông núi hiểm trở tự nhiên và lòng dân để bảo vệ Dương Kinh. Dấu vết Tượng Sơn, Đẩu Sơn (An Lão), Thiểm Khê (Thủy Nguyên), còn chỗ ở của Hoàng đế Mạc Đăng Dung, theo Trịnh Nhược Tăng, tác giả sách An Nam đồ thuyết “Không có thành quách mà chỉ dựng các cột gỗ làm thành ba lớp bảo vệ”. Chỗ ở của Mạc hoàng đế mà Trịnh Nhược Tăng mô tả chắc là điện Trường Quang do Mạc Đăng Doanh dựng để Thái Thượng hoàng ở.

Ở ấp thang mộc Cổ Trai những cung điện, phủ đệ trường học như sử chép cũng như dấu vết hiện còn không nhiều, quy mô không lớn, qua các cuộc khai quật khảo cổ học của Bảo thàn Hải Phòng, Viện Khảo cổ, Khoa sử Trường Đại học Tổng hợp thấy móng điện Trường Quang, Phủ Từ ( Phủ đề của Từ Vương Mạc Đốc) phủ Tín ( phủ đệ của Tín Vương Mạc Quyết) là hai anh em trai Mạc Thái Tổ cũng không to lớn lắm. Còn ở làng Nhân Trai bên cạnh có phủ đệ của Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng cũng như thế. Theo ký ức hồi cố của già làng ở Nhân Trai còn có phủ của các chúa Tấn, chúa Tần, chúa Thao nữa, nhưng qua thám sát, qua san lấp ruộng, làm kênh mương thủy lợi đều không phát hiện nền móng, di vật của các phủ đệ này. Đặc biệt, phủ đệ của phụ chính đại thần Khiêm Thái Vương Kính Điển qua các văn bia thấy mô tả khá lớn có chỗ ở, chỗ làm việc, chỗ quan lại giúp việc dưới quyền, thư phòng, trường học chỗ ở của thê thiếp khá đông nhưng đến nay cũng chưa thấy dấu tích. PGS.TS Đinh Khắc Thuân trong sách Văn bia thời Mạc nhận xét trung tâm Dương Kinh “là đất căn bản, thực sự là trung tâm các hoạt động kinh tế, tín ngưỡng của cả vùng châu thổ sông Hồng mà ngày nay còn để lại dấu tích đậm đặc khá đặc trưng của nhà Mạc đồng thời là một hậu cứ hết sức lợi hại với nhà Mạc...”

Một số di tích thời Mạc ở trung tâm Dương Kinh

Tất cả các bộ chính sử nước ta cũng như kết quả nghiên cứu thực địa đều khẳng định, năm 1592 sau khi đánh bại nhà Mạc, nhà Lê Trịnh đã triệt hạ ấp thang mộc Cổ Trai cùng những vùng phụ cận thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng ngày nay, kể cả khu trại lăng nơi chôn cất của hoàng tộc triều Mạc; cây cối bị chặt phá, bia mộ bị đạp đổ.

Mặc dù bị tàn phá khốc liệt nhưng không thể nào xóa bỏ hết dấu tích một vương triều tồn tại 65 năm đã có một thời thịnh đạt, nhất là dưới thời trị vì của hai vị anh quân Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.

Những di tích về nông nghiệp

- Đê cổ Chân Kim. Sử chép “tháng 8 năm Bính Tuất (1526) truyền lệnh cho các phủ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam Sách, Thái Bình đắp đê Chân Kim ở Hải Dương”. Đê này bắt nguồn từ chùa Đại Minh thôn Phú Xá, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy qua các xã Tân Phong, Minh Tân, Tú Sơn đến chợ Quý Kim, phường Hợp Đức, quận Dương Kinh ngày nay. Địa danh Chân Kim đến đời Thành Thái nhà Nguyễn kiêng tên húy vua Dục Đức là Ưng Chân mới đổi là Quý Kim. Đê cổ này vừa dài, lớn, mặt đê khá rộng, có chỗ bộ đội đặt được tên lửa pháo và trạm ra đa. Năm 2010, ở đoạn đê cổ thuộc thôn Nãi Sơn, xã Tú Sơn đã phát hiện một cột mốc đá cổ. Đê cổ Chân Kim được sách Đại Nam nhất thống chí triều Tự Đức xếp vào danh mục cổ tích tỉnh Hải Dương. Dân trong vùng này gọi đê nhà Mạc vì nó án ngữ, che chắn cho ấp thang mộc Cổ Trai.

- Đường Thiên Lôi: Tương truyền do Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi tổ chức đắp dọc sông Lạch Tray từ làng An Dương đến làng Vĩnh Niệm nay thuộc quận Lê Chân, rồi tiếp từ làng Rào (An Khê), làng Hầu (Hào Khê) nay thuộc quận Ngô Quyền đến Phương Lưu, Lương Xâm, Xâm Bồ, Đồng Xá... nay thuộc quận Hải An có những khúc đê ngăn mặc, dân đều gọi là đê nhà Mạc.

- Dải yếm bà chúa: Tên thường gọi dải ruộng từ làng Tiên Cầm, xã An Thái, huyện An Lão đến tận làng Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy (thượng Tự Tiên Cầm hạ chí Ký Sơn). Đây là ruộng bà Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn khai khẩn bãi bồi sông Mai Giang cấp cho dân sở tại cày cấy. Khi đắp đê ngăn mặn đã tạo nên hai đầm nước ngọt lớn; đầm cửa Phủ và đầm lá tạo cho mấy xã này có nước cấy vụ chiêm. Phương dao huyện Nghi Dương có câu:

Chiêm Nại Sơn, Đoạn Xá, mùa Đầm Lá Kỳ Sơn.

Làng Nại (Nãi Sơn) nay thuộc xã Tú Sơn, Đoạn Xá nay thuộc xã Đoàn Xá có diện tích vụ lúa mùa rất rộng, rất tốt.

- Kinh nhà Mạc: Từ sông Văn Úc qua khu căn cứ úi Voi huyện An Lão thông với sông Đa Độ đổ ra cửa sông Cổ Trai - Đa Ngư vừa lấy nước tưới vừa làm đường giao thông thủy, đến chỗ đập Tắc Giang, thị trấn Đối, nhà Mạc lại đào thẳng bãi bồi làng Thù Du xã Minh Tân, để thông dòng nước, thành ra làng Thù Du hiện có khu ruộng lớn sát làng Cẩm La, làng Cổ Trai. Đập Tắc Giang mới đắp đầu thế kỷ XX. Thơ ca địa phương có câu “... Gập ghình đỉnh thấp đỉnh cao, Bàn cờ hang đá, Kênh triều Mạc xưa...”

-Bát Trang: gồm 8 trang trại do nhà Mạc khai khẩn ở bãi bồi sông Lạch Tray thuộc địa phận An Lão. “Trang” cũng giống như “sở đồn điền” đời Lê, nhà Mạc giao binh lính bảo vệ căn cứ núi Voi trồng lúa, rau mầu cung cấp cho quan quân đóng vùng phụ cận. Bát Trang nay hợp thành một xã lớn, giàu có của huyện An Lão.

- Kênh Cái Giếc: ở vùng thượng huyện Vĩnh Bảo đào từ thời Mạc để tưới tiêu và vận tải. Nay vẫn còn.

- Bãi nhà Mạc: ở chỗ giáp ranh huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh do Ninh Vương Mạc Phúc Từ khoanh vùng trồng cây ngập mặn, vừa bảo vệ đất đai, vừa làm nơi dấu quân. Vương còn dựng vườn Thiên Long Uyển ở làng Yên Khánh tả ngạn sông Giá thuộc huyện Đông Triều, đối ngạn làng Quỳ Khê huyện Thủy Nguyên. Vườn hoa Thiên Long nay vẫn còn.

Qua một số di tích trên giúp ta hình dung phần nào chủ trương, chính sách nông nghiệp để ổn định đời sống nhân dân.

Những di tích về nghề thủ công

Địa bàn Hải Phòng thời Mạc vốn là vùng có ngành nghề thủ công nổi tiếng như dệt vải lụa, đóng tàu thuyền, đan lưới đánh bắt cá sông biển, làm đồ gốm, khắc đá, tạc tượng, làm nhà cửa, đình chùa... nhưng qua thời gian chiến tranh, biến đổi xã hội, những di tích nghề thủ công thời Mạc hiện không còn lại bao nhiêu hay chỉ có thể tìm thấy trong văn bia, thư tịch cổ.

- Nghề gốm: nghề nổi tiếng thời Mạc với các làng nghề Chu Đậu, Cậy Hải Dương, Bát Tràng huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ở huyện Vĩnh Bảo thời Mạc cũng có lò gốm, sản phẩm tìm được chỉ là đồ gia dụng nồi, niêu, ấm, chậu, vại nhỏ, hoa văn trang trí thô sơ. Ở đền Tiên Đôi xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng chúng tôi thấy có một bình hương ghi tên Tiến sĩ khoa Bính Tuất, Đoan Thái (1586) Nguyễn Khắc Cần người làng này cung tiến.

-Nghề khắc đá tượng: Trang trí hoa văn bia, khánh đá, bàn thờ, lư hương... còn khá nhiều. Thợ đá nổi tiếng là vùng Gia Đước nay thuộc xã Gia Đức, huyện Thủy Nguyên đã lưu tên trên nhiều sản phẩm mĩ thuật đá. Ngoài ra cũng có vài sản phẩm thời này ghi tên thợ làng Tây Am nay thuộc xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo.

- Nghề sản xuất ngư cụ như đóng thuyền đánh cá trong lồng ngoài khơi nổi tiếng ở 8 vạn chài Đồ Sơn làng Quần Mục, xã Đại Hợp, Kiến Thụy, làng Bàng Động, Tiểu Bang này thuộc quận Đồ Sơn đều rất nổi tiếng. Những làng này xưa đều thuộc huyện Nghi Dương, đế hương triều Mạc. Các làng Cổ Trai, Đa Ngư đều thạo nghề cá, có phường lưới (thâm vống). Tổng Đại Trà huyện Nghi Dương, quê công thần khai quốc triều Mạc Nguyễn Như Quế (được ban họ vua, làm đến chức Phụ Chính đại thần đời vua Mạc Mậu Hợp) có nghề ra vùng bể Cát Bà bắt đồi mồi vẩy làm đồ mỹ nghệ, vùng này cũng có nghề rèn nổi tiếng.

Như vậy trung tâm Dương Kinh tuy không có những phường phố chuyên sản xuất tàn lọng, hia hài... phục vụ đồ ngự dụng của triều đình, nhưng lại có những nghề sản xuất binh khí, tàu thuyền phục vụ chiến đấu và phục vụ tâm linh tín ngưỡng của nhân dân và cả quý tộc.

Những di tích về nghề buôn

Các sứ giả phong kiến và đương đại đều thống nhất thời Mạc nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ đều khá phát triển, triều đình không nặng tư tưởng trọng nông ức thương nên nghề buôn, cả nội thương, ngoại thương đều phát triển. Với bình lực mạnh, xã hội ổn định nên triều đình cho mở cảng giao thương ở ven biển hoặc vào sâu nội địa. Ở địa bàn Hải Phòng cũng thấy những chợ vùng lớn như chợ Đầm (Tiên Lãng) chợ Hàn mà bia quán Trung Tân Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến, chợ Bát Xà gọi tắt là chợ Xã, chợ Hương, huyện Kiến Thụy, chợ Tổng huyện Thủy Nguyên, chợ Ruồn, chợ Thái, huyện An Lão, chợ Rế huyện An Dương... Những phố cho người Hoa đến ở buôn bán như phố Khách Long Mã bên sông Bạch Đằng, phố khách ở Quang Phục, phố Khách ở Cát Bà, phố Nhộn ở sông Họng Đồ Sơn. Còn các cửa biển Hạ Hôm - Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, biển Đồng Minh huyện Tiên Lãng, bến Đổng Sông (có tài liệu viết là Đông Lũng) huyện An Lão... là nơi khách buôn nước ngoài nhất là Hoa thương và cả Công ty Đông Ấn đã đến đây mua tơ sống, hàng mỹ nghệ, rau tươi và xin nước ngọt.

Những chợ lớn, bến cảng, phố buôn kể trên phản ánh thực trạng thương nghiệp thời Mạc. Hiện còn tương đối nhiều, đa dạng.

Những di tích lịch sử văn hóa

Văn từ

- Đền thờ tiên hiền huyện Tiên Minh đặt ở xã Ninh Duy nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng tạo Sùng Khang 9 (1576) được bộ hộ chuẩn y thỉnh cầu của thôn sĩ huyện. Nền văn từ còn một phần bia đá tìm lại được.

- Văn từ thờ Nhữ Văn Lan đỗ Đồng tiến sĩ khoa Lê Quang Thuật 4 (1463) là quan đến chức Hộ bộ Thượng thư, chết được phong phúc thần bản xã An Tử Hạ nay thuộc xã Kiến Thiết huyện Tiên Lãng, nhà thờ họ Nhữ còn lưu tấm bia tiền hiền do học trò dựng thờ thầy.

Đền miếu

Những đền miếu thờ công thần thời Mạc ở Hải Phòng haafi hết bị phá hủy như đền thờ Tình quốc công Vũ Hộ ở xã Cung Hiệp nay là thôn Thù Du, xã Minh Tân, đền thờ Thái sư Hải quốc công Phạm Gia Mô ở Lê Xá, xã Kì Sơn đều thuộc huyện Kiến Thụy, đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn ở Nguyệt Ánh, xã Thái Sơn, huyện An Lão... con cháu dòng họ phải bỏ làng, đổi họ. Qua kiểm kê của Bảo tàng Hải Phòng chỉ còn đình An Bồ xã Dũng Tiến thờ vợ chồng kỳ quận công Phạm Đức Kỳ và vợ, ông bà mua hậu chùa nên còn tượng. Sau Phạm Đức Kỳ theo Lê.

- Từ đường Tam tiến sĩ ở xã Thạch Lưu nay thuộc xã An Thái, thờ Nguyễn Kim, đỗ đồng tiến sĩ khoa Lê Cảnh Thống 5 (1502) và hai con: Nguyễn Chuyên Mỹ đỗ đồng Tiến sĩ, Nguyễn Đốc Tín đỗ hoàng giáp cùng khoa Lê Hồng Thuận 6 (1514). Hai anh em đều làm quan với nhà Mạc đến chức Thượng thư. Nguyễn Chuyên Mỹ mở trường dạy học, nhiều người thành đạt.

- Đình thôn Tràng, xã Đông Quất nay thuộc xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo thờ Nguyễn Sư Khanh, người làng này đỗ đồng tiến sĩ khoa Mạc Hồng Ninh thứ 2 (1592) làm quan cho nhà Mạc sau theo nhà Lê, đi sứ sang nhà Minh, trên đường về bị đắm thuyền chết.

Chùa

Sau kháng chiến chống Minh, chùa chiền được tu tạo nhưng không nhiều. Triều Hậu Lê đặc biệt vua Lê Thánh Tông độc tôn nho giáo, tăng lữ, đạo sĩ bị khinh rẻ. Đến triều Mạc với tư tưởng cởi mở, các tôn giáo được tự do nên đạo Phật, đạo giáo đều phát triển, mặc dù nhà Mạc vốn sùng nho, dòng dõi các danh sĩ Mạc Hiền Tích, Mạc Đĩnh Chi. Chùa chiền được tu tạo, tượng pháp, chuông khánh được tô đúc mà bi ký thời Mạc, hiện còn lưu được khá nhiều.

Căn cứ kết quả kiểm kê di tích và hồ sơ xếp hạng di tích hiện lưu tại Bảo tàng Hải Phòng kết hợp với thư tịch cũ, ở Hải Phòng dưới thời Mạc có 3 chùa được dựng mới là:

- Chùa Minh Phúc xã Cẩm Khê nay thuộc xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng dựng năm Sùng Khang 7 (1574) do Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn là hội chủ hưng xây. Ngoài chùa bà con làm cầu, làm quán và mở chợ, mua ruộng tự điền. Chùa đồ trong kháng chiến, chỉ giữ được vài pho tượng, bia và đang được trùng tu.

- Chùa Cối Sơn ở thôn Cối, xã Thiên Lộc nay thuộc xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, dựng năm Quang Bảo 9 (1563). Chùa đổ nát trong chiến tranh, hiện đã làm lại.

- Chùa Song Mai dân còn gọi là chùa Ngàn Mai do phu nhân thứ 3 của Trạng Trình, người Đồ Sơn vì không có con nên xin Trạng dựng chùa ở làng Trung Am để tu Phật. Trong chùa có nhà hậu thờ bà.

Trùng tạo, sửa chữa lớn 11 chùa gồm:

- Chùa Bà Đanh làng Trà Phương nay thuộc xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy chữa năm đầu Thuần Phúc (1565). Chùa ở phía đường ang Tú Đôi, Dư Lễ.

- Chùa Dương Tân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên sửa năm đầu Diện Thành (1578). Chùa hiện còn dấu vết cũ, hiện đã được tu bổ.

- Chùa Kiến Linh xã Phục Lễ huyện Thủy Nguyên sửa năm Thuần Phúc 2 (1566) được ghi ở bia Trùng tu Kiến Linh tự bi. Đây là một ngôi chùa lớn quy mô to tát, hội chùa có hát đúm, hội mở mặt.

- Chùa Thọ Linh xã Đoan Lễ, huyện Thủy Nguyên, sử năm Thuần Phúc 3 (1567), được ghi ở bia Trùng tu Thọ Linh tự bi ký.

- Chùa Linh Khánh xã Bàng Động vốn là xã Đại Bàng đời Trần, nay thuộc xã Bàng La, quận Đồ Sơn. Việc sửa chữa chùa được phản ánh ở bia: Vĩnh Khánh tự bi tạo năm DIễn Thành 6 (1583), Diễn Thành 7 (1584).

- Chùa Trúc Am xã Du Lễ huyện Kiến Thụy. Việc chữa được ghi trong bia Trúc Am tự bi tạo năm Đoan Thái 4 (1588).

- Chùa Bảo Khánh xã Yên Tử Hạ nay thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng. Đợt sửa này ghi ở bia Tu tạo Bảo Khánh tự bi tạo năm Hưng Trị 2 (1589).

- Chùa Hoa Tân xã Bách Phượng nay thuộc xã An Luận, huyện An Lão, sửa năm Diên Thành 5 (1582), được ghi ở bia Hoa Tân tự bi.

- Chùa Linh Sơn nay thuộc xã Thái Sơn, huyện An Lão, sửa năm Diên Thành 6 (1583), ghi ở bia Trùng tu Linh Sơn tự bi.

- Chùa Hà Lân xã Đông Minh nay thuộc xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, việc tu tạp ghi ở bia Hà Lân tự bi ký tạo năm Hưng Trị 2 (1589)

Hầu hết các chùa xây mới, trùng tu đều do hoàng tộc đứng ra làm hội chủ hưng công và đóng góp công của rất lớn, chưa kể một số chùa họ cho cúng ruộng, cúng tiền, chắc các chùa này hồi ấy còn tốt. Ngoài giá trị kiến trúc, các chùa Mạc còn có nhiều pho tượng Phật, tượng người như các tượng Vương ở chùa Nhân Trai, chùa Trung Hành, chùa Trà Hương, tượng Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn ở chùa Hoa Liễu.

Đặc biệt, các chùa hầu hết được làm mới tu tạo đều thuộc triều các vua Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp, riêng triều vua Mạc Đăng Dung, Mặc Đăng Doanh rất ít.

Những năm gần đây, chính quyền đoàn thể các cấp cũng nhân dân thành phố Hải Phòng đã phục dựng trùng tu nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhất là di tích thời Mạc. Những di tích này đã phát huy tác dụng tốt, song việc tôn tạo bảo tồn cũng còn có sai sót làm biến dạng một số di vật, một số bộ phận công trình.


Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.