Một nữ sinh viên đã thành công trong việc nhân nhanh giống dứa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
Cũng về cây dứa (thơm), trước đây đã có nhiều sinh viên lớp trước nghiên cứu nhưng với đề tài "Nghiên cứu hiện tượng biến dị trong nhân nhanh giống dứa Cayenne bằng kỹ thuật nuôi cấy mô", Lê lại làsinh viên đầu tiên thử nghiệm và chuyện thất bại là hoàn toàn có thể xảy ra . Trước khi giao đề tài, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, thầy giáo hướngdẫn của Lê, đã dặn dò đây là một đề tài khó đối với sinh viên chưa từng làm công tác nghiên cứu do yêu cầu phải chính xác, sự tỉ mỉ, cẩn thận và cả sự sáng tạo, nhưng kết quả của đề tài sẽ có giá trịthực tế rất lớn. Khi ấy, nghĩ đến cuộc sống vất vả của những người nông dân, công nhân nông trường dứa Đồng Giao, tỉnh Ninh Bình quê mình, Lê vẫn hào hứng xắn tay ngay vào việc.Lê kể, dứa Cayenne quả to, vỏ mỏng, nhiều nước, rất thích hợp cho công nghệ chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu. Nhưng hiện nay, diện tích trồng loại này còn quá ít do thiếu cây giống. Muốn nhân nhanhgiống trong thời gian ngắn mà vẫn bảo đảm chất lượng cây trồng, cần phải tiến hành kỹ thuật nuôi cấy mô... Công việc trong phòng thí nghiệm đã giúp Lê rèn cho mình tính kiên nhẫn và cách làm việckhoa học, điều mà Lê và các bạn trong lớp chưa từng biết đến trong quá trình học. Trong vòng sáu tháng tiến hành thực nghiệm trên 100 mẫu tự tạo và hàng trăm mẫu có sẵn tại Viện Sinh học, Lê đã tìmra được nguyên nhân của hiện tượng biến dị gen khi nhân giống dứa, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng của cây và chất lượng quả khi thu hoạch. Từ đó, Lê mạnh dạn đề xuất các biện pháp khắc phục đểgóp phần hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống dứa.
Với quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, không ngại đề tài khó và đạt hiệu quả ứng dụng thực tế nên công trình của Thu Lê đã đạt điểm tuyệt đối. Công trình không những được chọn là đề tài điểnhình của khoa, của trường, mà còn được nhận giải thưởng dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và giải thưởng VIFOTEC năm 2002. Một niềm vui lớn nữa là đề tài nghiên cứu nàyđã được đưa vào ứng dụng, điều chỉnh để nhân nhanh giống dứa Cayenne tại Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và sau đó sẽ được trồng tại các nông trường, trong đó có nôngtrường Đồng Giao.
Chia sẻ với các bạn sinh viên nghiên cứu khoa học, Lê tâm sự, trước bất kỳ một đề tài nào đều phải kiên trì thực hiện, vì khi vào phòng thí nghiệm không mấy ai thấy được kết quả ngay. Dù đề tài khóđến đâu cũng phải làm cẩn thận từng bước từ đơn giản đến phức tạp.
Vừa tốt nghiệp năm 2002, Lê được khoa Công nghệ sinh học giữ lại trường. Với Lê, đó là một cơ hội để có thể tiếp tục theo học luôn thạc sĩ .Về lâu dài, Lê chỉ mong được gắn bó với công việc mà mìnhsay mê: ngành công nghệ sinh học nông nghiệp.
Nguồn: www.nhandan.org.vn, ngày 9/4/003