Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 04/11/2005 14:21 (GMT+7)

Một nông dân sáng chế thành công máy bơm nước đạp chân

Dáng người thấp đậm, bộ quần áo bộ đội bạc phếch, thêm đôi giày mòn đế, nhưng khi nghe ông thuyết trình về công dụng của cái máy bơm nước đạp chân, người ta mới giật mình về sức làm việc của người đàn ông này. "Bốn năm ròng, tôi không ngủ được một giấc ngon. Lên giường nằm, hình ảnh cái máy bơm lại hiện ra trong đầu, tôi lại bật dậy đọc sách, nghiên cứu bản vẽ. Vợ con tôi lo sợ, rỉ tai nhau: "Khéo ông ấy ngộ chữ mất!".

Khổ quá nên bỏ công nghiên cứu máy bơm nước

Năm 1996, ông Hải từ giã binh nghiệp về quê (xã Đồng Hợp: Quỳ Hợp, Nghệ An). Xứ miền trung cát trắng, gió Lào cộng với cái nắng gay gắt như đổ lửa vào mùa nóng, người khát, ruộng nương, trâu bò cũng thiếu nước. Vợ con ông Hải canh tác có 6 sào ruộng dọc khe suối nhưng cũng "mướt" mồ hôi còng lưng tát nước. "Những loại máy bơm hiện đại nông dân chúng tôi không có tiền mua, quê tôi còn hẻo lánh, điện lưới quốc gia chưa đến được. Các loại máy bơm của Trung Quốc giá rẻ hơn nhưng tốn xăng. Bởi vậy, bao đời nay, nông dân quen với cái gầu sòng..." - ông Hải cho biết.

Thiếu nước tưới nên mấy sào lúa của nhà ông cũng như bao hộ trong xã Đồng Hợp còi cọc. Năm nào được mùa, nhà ông cũng chỉ thu được 2,7 tạ lúa. Nếu mất mùa thì không tránh khỏi cái đói. Thương vợ con, ông nghĩ đến chuyện chế tạo ra một cái máy bơm nước không cần đến điện, cũng chẳng tốn xăng.

Ông nhớ đến cuốn "Thuật phát minh sáng chế Angôrit" của Atsule (Liên Xô cũ) và cuốn "Khoa học lao động" của Taylor ông đã mua được từ ngày còn trong quân ngũ. Ông hì hục đọc sách, rồi nghiên cứu các bài toán về năng suất cấp nước, lực, kết cấu máy, vật liệu, tiện nghi, trọng lượng máy... để có thể chế tạo được một cái máy bơm nước hoàn thiện.

Ông cho biết: "Tôi đã tham khảo chiếc máy bơm nước đạp chân Bangladeshdo Viện lúa quốc tế IRRI giới thiệu vào Việt Nam . Tuy nhiên chiếc máy này hao tốn sức lực. Nhũng người to khỏe mới thao tác được máy bơm, còn những người nhỏ bé như tôi chỉ có thể... đứng nhìn. Năng suất bơm của chiếc máy này cũng chỉ giới hạn ở mức 6m 3/giờ, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước sản xuất ở vùng miền núi".

Bốn năm hoàn thiện công trình

Phân tích, so sánh, cải tạo, cuối năm 2000, chiếc máy bơm nước đạp chân của ông Hải ra đời với năng suất cấp nước lý tưởng 15 m 3/giờ. Tuy nhiên, nó cồng kềnh, nặng nề, chỉ phù hợp với địa hình của ruộng nhà ông. Mong muốn có một cái máy bơm phù hợp với tất cả các loại địa hình, mọi người đều có thể sử dụng được, dễ vận chuyển, tiện lợi, ông nghiên cứu tiếp.

Đầu tiên, ông nghĩ tới việc cải tạo lại hệ thống đòn bẩy. Hì hục làm, cuối cùng ông phát hiện ra cách đưa hai hệ thống đòn bẩy kép vào cấu trúc bơm làm giảm lực tác động lên máy. "Chỉ cần một lực tác động hơn 8 kg là máy có thể hoạt động được. Một đứa trẻ học cấp I cũng có thể giúp bố mẹ tát nước" - ông cho biết.

Giảm được công lao động, ông lại nghĩ đến việc thiết kế chỗ ngồi để một học sinh có thể vừa học bài, vừa bơm nước. Ông tiết lộ: "Trên đỉnh cọc treo ròng rọc, tôi gắn một giá gỗ làm nơi vịn tay cho người ngồi bơm nước đồng thời làm chỗ đặt sách cho học sinh ôn bài khi vận hành máy...".

Sửa chữa, cải tạo, mất gần bốn năm, máy bơm nước đạp chân do ông Hải thiết kế cũng hoàn thiện. Phương tiện để sản xuất ra máy bơm chỉ gói gọn trong một túi xách (8,5 kg), có thể vận chuyển đến bất cứ địa hình nào, năng suất bằng 8 người tát gầu sòng và gấp đôi máy bơm công suất 370 kW của Trung Quốc, mà giá thành chỉ có 300.000 đồng/máy.

Không cần quảng cáo rùm beng, ngay lập tức, chiếc máy bơm nước của ông được người dân Đồng Hợp biết đến. Họ là những khách hàng đầu tiên đến đặt mua máy bơm nước của ông. Vậy là ông đặt luôn cho máy bơm nước của mình cái tên "máy bơm nước Đồng Hợp".

Ông khẳng định chắc nịch: "Máy bơm nước Đồng Hợp có thể phổ biến rộng rãi cho người trồng lúa ở những vùng có điều kiện địa lý đồi núi chia cắt như ở quê tôi. Tôi đang cố gắng để chiếc máy bơm này thế chỗ vào chiếc máy bơm nước do Bangladesh sản xuất...".

Nguồn: nhandan.com.vn 2/11/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.