Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 17:59 (GMT+7)

Một nông dân chế tạo thành công péc nhựa

Ai lên Tây Nguyên vào mùa nắng cũng thấy cảnh tượng đẹp mắt: vô số vòi rồng có cánh gõ canh cách quay vòng phun nước trắng xóa trên cánh đồng cà-phê mênh mông. Người dân địa phương gọi những cái vòiấy là péc. Péc Liên Xô giá 450.000 đồng/chiếc, péc Tiệp Khắc 500.000 đồng, nhà nào trồng cà-phê đều phải sắm ít nhất hai cặp péc trở lên. Nhưng hầu hết các loại péc chỉ tự quay được một thời gianngắn rồi đứng cứng ngắc một chỗ.

Ông Đặng Tám (sinh năm 1952 tại Quảng Nam) ở thôn Phước Lộc (xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, Đác Lắc) học chưa hết lớp 5, chưa từng thấy ai làm khuôn đúc gang thổi nhựa, vậy mà cám cảnh mỗi năm ngườitrồng cà-phê bị péc hành hết sáu tháng, ông lao vào chế tạo péc với tham vọng péc của ông làm ra phải tự quay liên tục. Sau bảy năm kiên trì mày mò nghiên cứu, đến nay ông Tám đã đúc được péc bằngnhựa, giá bán chỉ 125.000 đồng/cái, bảo hành ba năm, bảo đảm lúc nào có nước vào là péc quay. Mùa tưới năm ngoái, ông Tám đã xuất xưởng được 700 cái.

Nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh biết ông Tám chế tạo được péc nhựa đã đề nghị hợp tác. Chỉ cần ông Tám đưa ra cái khuôn và chỉ cho họ biết ông xịt nhựa vào khuôn bằng cách nào là người ta sẽ đưa ngaycho ông 50 triệu đồng, sau đó còn chia thêm phần trăm tiền bán sản phẩm. Ông Tám mang tất tật những gì người ta yêu cầu lên bến xe chuẩn bị đi thì con rể của ông tức tốc chạy theo ngăn lại. Phân vân,ông Tám lại quay về tiếp tục lụi cụi suốt ngày ở cái xưởng sản xuất gồm toàn đồ phế liệu: một cái mâm xe vỡ làm lò, một cái cối xay cà-phê hỏng làm quạt thổi lò, một cái ống bơm hỏng làm ống xi-lanhbơm nhựa, cộng với một cái hộp số máy cày tay hỏng, một cái mô-tơ hỏng, thêm vài chục cân sắt phế liệu, ông hàn xì gắn lại thành "cỗ máy". Trước mắt mọi người, cái khối liên hợp các dụng cụ phế liệucủa ông Tám chạy trơn tru, êm ru. Ông cho một khúc ống nước nhựa hỏng vào phía đầu này của máy, thêm một ít cành củi cà-phê vào lò, lát sau lấy ra ở đầu kia một vật giống hình cái péc. Thêm vài mươiphút gọt giũa gắn vào những chi tiết cần thiết khác, nó thành một cái péc hoàn chỉnh. Ông Tám nổ máy bơm, chiếc péc quay đều, nước mạnh thì quay xuôi, nước yếu lại quay ngược, không lúc nàodừng.

Anh Trần Ba - Cán bộ xã Ea Phê nửa đùa nửa thật: ông Tám mà đừng sợ vợ thì không phải đợi đến năm ngoái mới làm được péc nhựa. Bà Tám xác nhận: Tui rầy ổng hoài hà. Hai vợ chồng tui có mỗi mụn congái, ổng đương nhiên phải là lao động chính trong nhà. Vậy mà, tui nhớ bắt đầu từ năm Hợi (1995), ổng cứ như người mất hồn loanh quanh lẩm bẩm suốt ngày bên cái lò lửa, bỏ bê việc đồng áng. Để "hợpthức hóa công cuộc nghiên cứu" của mình, ông Tám xúi vợ mở một cái quán nhỏ để ông ở nhà vừa bán thuốc trừ sâu, vừa sửa bình bơm và máy nổ. Ban đầu ông Tám chế tạo péc bằng gang. Hết lấy xi-măng lạidùng đất sét làm khuôn rồi nấu các món phế liệu mua được của bà đồng nát đổ vào. Hai năm ròng ông lấy tiền của vợ đốt hết hàng tạ than và cả "núi" phế liệu mà không đúc được cái péc nào.

Năm 1997, lùng sục khắp các nhà sách, ông mua được cuốn "Bí quyết 600 nghề ít vốn dễ làm" của kỹ sư Phạm Đình Trị, trong đó chỉ dẫn thạch cao là vật liệu làm khuôn đúc đồng tốt nhất. Ông Tám làmkhuôn bằng thạch cao, quả nhiên đúc được cái péc nguyên hình. Nhưng hàng trăm cái péc ra lò sau đó đều không quay được. Để có thể tiếp tục mua than và phế liệu đổ vào lò, ông Tám chế biến ra nào làmáy vét bùn, máy đào gốc cà-phê, máy trộn bê-tông mang đi làm thuê. Tới năm 1999, cái péc của ông Tám mới chịu quay, nhưng tính ra giá thành lên đến 700.000 đồng/chiếc. Ông Tám rầu rĩ dẹp lò, chuyểnqua sửa chữa péc hỏng. May sao khách đến nườm nượp. Đã nhiều năm nghiền ngẫm nguyên lý hoạt động của cái péc nên ông Tám chỉ việc cặp thước đo rồi mài giũa chừng năm bảy phút là péc hỏng thành péctốt. Có ngày ông Tám sửa được cả trăm cái péc, đút túi bạc triệu. Thấy công cuộc làm ăn của chồng cho thu nhập khá, bà Tám không cằn nhằn nữa. Ông Tám không thoả mãn mà vẫn ngày đêm lao vào nghiêncứu chế tạo péc nhựa để hạ giá thành. Hai năm ròng tự mày mò thử nghiệm, ông Tám mới chế được cái máy kỳ lạ từ những món đồ phế liệu và dựng xưởng chế biến. Gọi là xưởng cho oai chứ đó chỉ là một cáimái che nhỏ xíu ở một góc sân nhà, bốn bề trống rỗng.

Cán bộ Sở Khoa học - Công nghệ cho biết ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ lịch UBND tỉnh Đác Lắc, sau khi hay tin ông Tám sản xuất được péc nhựa đã chỉ đạo Sở Khoa học - Công nghệ xem xét tiến hành làm thủtục bảo vệ các giải pháp hữu ích trong công trình của ông Tám. Đồng thời khuyến khích ông Tám lập dự án nâng cấp cơ sở sản xuất, tỉnh sẽ thưởng ông Tám khoảng 40 triệu đồng, bản thân ông Chủ tịchtỉnh cũng sẽ hỗ trợ động viên tinh thần một nông dân sáng tạo và kiên trì . Ông Tám vừa vui mừng vừa băn khoăn: Không ngờ công việc của tui được lãnh đạo quan tâm. Nhưng từ nay tới cuối năm, tui phảilàm cả ngày lẫn đêm để hoàn thành 3.000 cái péc người ta đã đặt hàng, làm sao rảnh để lập dự án nâng cấp cơ sở được?

Nguồn: Võ Phụng Hoàng (Báo Tiền phong), http://www.nhandan.org.vn ngày 24-7-2003

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.