Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/02/2006 21:15 (GMT+7)

Một nông dân chế tạo thành công máy diệt côn trùng và muỗi

Tên thật của anh là Trần Quốc Trung, sinh năm 1967, em ruột của một người nông dân ở Tây Ninh chế tạo máy bay trực thăng là Trần Quốc Hải.

Học xong Trường Đại học Bách khoa ngành điện, anh xin làm nhân viên kỹ thuật Bưu điện huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Được ba năm, vì lý do sức khỏe anh xin nghỉ việc về quê mở tiệm sửa chữa điện tử, làm ăng-ten truyền hình và sống bằng nghề này cho đến nay.

Tôi hỏi anh ý tưởng nào để làm ra chiếc máy này thì anh bảo: " Tôi ghét nhất là con muỗi vì nó đã làm bao cuộc đời của các em bé phải ra đi vì bệnh sốt xuất huyết cùng với nỗi lo sợ bị muỗi cắn của người dân quê tôi mỗi khi trời chập choạng tối!".

Nói là làm, ngoài thời gian sửa chữa điện tử, anh vùi mình trong phòng để đọc sách, nghiên cứu tài liệu tìm giải pháp tốt nhất để diệt muỗi và diệt cả côn trùng. Kết quả sau 5 năm nghiên cứu, chế tạo anh đã thành công. Đó là chiếc máy nhỏ gọn vừa làm quạt mát trong gia đình vừa diệt muỗi. Còn nếu đem máy ra ngoài ruộng vận hành thì nó lại có chức năng diệt các loại côn trùng hại lúa và hoa màu.

Giải thích về nguyên lý vận hành của máy anh cho biết: " Nó dựa trên nguyên tắc điện cực đặt xen kẽ với nhau, đặt trong một điện trường một chiều tần số cao, có điện thế khá cao cỡ một vài nghìn vol. Cánh quạt phía trước hút gió vào máy từ cửa ở phía sau. Khi luồng gió đi qua lưới điện cực sẽ xảy ra quá trình tổng hợp ozôn (O 3) và nhiều ion âm sau đó thổi ra phía trước. Con muỗi nào vô phước lọt vào máy từ cửa phía sau sẽ bị nổ tung. Còn con muỗi nào bay lạng quạng ở phía trước cánh quạt thì cũng bị luồng gió mang nhiều ion âm và ôzôn làm cho tê liệt mà chết. Số muỗi còn lại may mắn hơn bị "say ozôn" nhưng đã có đám thằn lằn đang chực sẵn ăn mồi".

Tôi hỏi anh nếu lỡ ai vô tình chạm tay vào hai điện cực đặt trong môi trường điện tích khá cao như vậy sẽ chết thì sao? Anh cười bảo rằng vì là điện một chiều nên nếu lỡ chạm tay vào sẽ bị giật tê tê làm cho người ta hết hồn chứ không làm chết người.

Đây là chiếc máy tiêu hao động cơ rất thấp, công suất chỉ 40-50W. Anh tự tạo một cái biến thế cao tầng-cao áp khá phức tạp để nó không bị cháy.

Khó khăn nhất là mạch điện tử tạo ion, chế tạo bảng điện cực bằng kim loại rồi phải tìm cho được giá nhựa đặc biệt chịu được điện trường cao để làm giá đỡ cho các bảng điện cực. Sau đó là tìm mua bóng đèn cực tím để dụ muỗi vào máy khi sử dụng vào ban đêm.

Để làm ra chiếc máy này thì phải có tính kiên trì. Cứ thấy trời chập choạng tối là người ta lại thấy anh ngồi thu mình cùng với chiếc máy sau vườn mặc cho muỗi chích để thử nghiệm, để rồi hôm sau đem máy ra cân chỉnh lại, cải tiến cho hoàn hảo. Chỉ với công việc " hiến thân mình cho muỗi cắn" này đã ngốn hết của anh bốn năm trời.

Sau khi đã hoàn tất giải pháp diệt muỗi, anh ôm máy đón xe đò về tận Long An đặt máy tại ruộng của một người quen thử tìm giải pháp diệt côn trùng. Lạ thay, trời mới chập choạng tối, đèn cực tím được bật lên, một lúc sau máy đã đầy ắp các loại côn trùng như phù du, rầy nâu, bọ xít, bọ cánh cứng và nhiều nhất là dế nhũi hại rễ lúa.

Nhiều nông dân nghe tiếng tìm đến đặt anh làm và anh đã bán cho họ được gần chục chiếc.

Tôi hỏi anh có dự tính gì cho tương lai, anh bảo sắp tới sẽ nghiên cứu làm ra cái bẫy muỗi tiện dụng trong gia đình và chăn nuôi gia súc. Hằng ngày, các loại quần áo dơ là nơi muỗi đậu nhiều nhất, vì thế anh nghĩ nếu kết hợp làm cái thùng đựng quần áo dơ và diệt muỗi luôn thì rất tiện.

Anh cũng dự định làm ra thêm nhiều chiếc máy diệt côn trùng chuyên phục vụ cho sản xuất lúa sạch. Nhưng đó mới chỉ là dự tính, cái khó bây giờ là tiền.

Anh than: " Để đăng ký sở hữu chiếc máy diệt muỗi và côn trùng này, cơ quan chức năng đòi phải đóng lệ phí 7-8 triệu đồng rồi chờ 18 tháng sau mới có kết quả. Khoản tiền này đối với tôi là quá cao, chịu không nổi".

Nguồn: Nông thôn ngày nay

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.