Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 01/10/2005 15:36 (GMT+7)

Một kỹ sư nối thành công hệ thống tự động mới cho Nhà máy thủy điện Đrây H'Linh

Năm 1986, sau khi bảo vệ thành công đề tài "Điện khí hóa xí nghiệp" (Đại học Bách khoa Đà Nẵng), chàng kỹ sư điện Nguyễn Văn Đức quê gốc Quảng Bình khi đó mới tròn 23 tuổi đã xung phong lên vùng sâu Cư Jút, tỉnh Đắc Lắc nhận nhiệm vụ giám sát xây dựng Nhà máy thủy điện Đrây H"Linh - thủy điện lớn đầu tiên ở Tây Nguyên lúc bấy giờ, vận hành theo công nghệ Tiệp Khắc. Sau gần 5 năm ròng rã xây dựng, cuối năm 1989, một trong ba tổ máy đầu tiên của nhà máy chính thức phát điện. Khó có thể miêu tả được niềm vui của những kỹ sư, công nhân nơi đây khi thấy nước từ dòng Sêrêpôc ngày nào giờ đã thành nguồn điện thắp sáng cho cả một vùng Tây Nguyên. Gắn bó với nhà máy đến năm 1994, Đức tạm chia tay, trở về đảm trách khâu kỹ thuật của Điện lực Đắc Lắc. Nhưng anh vẫn âm thầm dõi theo "nhịp thở" Đrây H"Linh...

Theo đúng quy trình của nhà sản xuất, sau 10 năm vận hành, thủy điện Đrây H"Linh phải ngừng phát điện để tiến hành sửa chữa. Và lần này những người quản lý đã quyết định cải tạo, nâng cấp nhà máy theo công nghệ của Đức - một công nghệ tiên tiên nhất trong lĩnh vực điều tốc (bộ phận quan trọng của nhà máy thủy điện). Khổ nỗi: công nghệ mới của Đức lại phải lắp trên một "bộ xương" cũ của Tiệp Khắc nên không đồng bộ. Điều này khiến các chuyên gia người Đức đau đầu. Tính toán mãi, cuối cùng họ yêu cầu phía Việt Nam phải tìm thuê chuyên gia Tiệp Khắc - "cha đẻ" của nhà máy về thì lúc đó nhà máy mới có thể vận hành sớm được. Hợp đồng đã được lập, hai chuyên gia Tiệp Khắc sẽ sang Việt Nam làm việc trong hai tháng - với mức lương 15.000 USD/ người/tháng.

Nhưng kỹ sư Đức lại nghĩ khác. Từng sống chết với nhà máy suốt hơn 7 năm trời nên anh rất hiểu quy trình vận hành của các thiết bị. Trong một lần họp giao ban sản xuất, anh mạnh dạn đề xuất "xin được đảm nhận phần việc của hai chuyên gia". Đồng nghiệp băn khoăn nhưng Đức thì cương quyết. Sau hơn 2 tháng mày mò tự đọc, dịch tài liệu đến nghiên cứu hồ sơ thiết kế, cuối cùng phương án cải tạo hệ thống mạch tự động cũ và thiết kế đấu nối giữa hệ thống tự động cũ (công nghệ Tiệp) với hệ thống tự động mới (công nghệ Đức) được Đức xúc tiến. Anh tiến hành một loạt thao tác như: cải tạo hệ thống mạch tự động, đưa tín hiệu bảo vệ từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, đưa tín hiệu điều khiển từ tủ điều khiển điều tốc mới đến các tổ máy...

Rồi anh tự tay thiết kế mạch báo tín hiệu bằng đèn, còi khi có sự cố... Sau gần 6 tuần "hụp lặn" trong hàng nghìn mạch điện lớn nhỏ, kết quả là cả hai hệ thống cũ và mới trên cùng một tổ máy đã được Đức thông mạch chính xác với độ an toàn cao khiến các chuyên gia người Đức khâm phục. Số 1 rồi số 2, số 3, các tổ máy lần lượt hoạt động trở lại một cách ổn định. Đức kể: "Lúc đầu khi tôi xin đấu nối vào chạy thử với các thiết bị mới thì các chuyên gia người Đức nhất quyết không cho. Họ sợ hỏng. Nhưng khi thấy tôi đấu nối thành công thì họ phấn khởi lắm, bởi như thế họ sớm được về nước". Đức cũng tâm sự "Mình không làm được thì các chuyên gia Tiệp cũng sẽ làm, nhưng như thế tốn nhiều tiền, thậm chí phải mua thêm các thiết bị mới theo yêu cầu của chuyên gia, trong khi thiết bị mình lại dư". Nếu chỉ tính riêng số tiền làm lợi từ việc tận dụng thiết bị cũ đến việc rút ngắn thời gian các tổ máy phát điện, số tiền mà Đức làm lợi đã ở con số không dưới 500 triệu đồng. Đó là chưa kể đến khoản tiền 60.000 USD phải bỏ ra để thuê hai chuyên gia Tiệp Khắc. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã tặng bằng khen "Lao động sáng tạo" cho kỹ sư Nguyễn Văn Đức.


Nguồn: www.nhandan.com.vn   17/9/2003

Xem Thêm

TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.