Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/06/2023 09:33 (GMT+7)

Máy hốt lúa - Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của một nông dân

Đầu tháng 6/2023, Liên hiệp Hội Phú Yên về thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để “Mục sở thị” chiếc máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí, Đồng thời, tư vấn để anh Trí tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, lần thứ 10 (2022-2023) vì nhận thấy đây là mô hình sáng tạo, được mọi người đánh giá cao.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Văn Khoa,Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên (bên trái) đang khảo sát thực tế máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí

Giảm vất vả cho người nông dân

Năm 2008 Nguyễn Ngọc Trí tốt nghiệp Trung cấp với chuyên ngành: Sửa chữa và Khai thác thiết bị cơ khí (Khoa Cơ khí) Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp Tuy Hòa (nay là Cao đẳng Công Thương miền Trung)

Vì hoàn cảnh gia đình, anh Trí không tiếp tục học liên thông Cao đẳng mà về quê phụ giúp gia đình làm ruộng và mở xưởng cơ khí nhỏ để tăng thêm thu nhập cho gia đình…anh mày mò sáng tạo ra chiếc Máy hốt lúa rất tiện ích, được mọi người đánh giá cao.

Chia sẻ về lý do sáng chế ra máy hốt lúa, anh Trí cho biết: “Trước đây còn Hợp Tác xã thì mỗi thôn có sân kho để bà con phơi lúa, nay thì không còn, nên nhiều nông dân phải phơi lúa trên lề đường Quốc lộ hoặc đường bê tông giao thông nông thôn làm mất an toàn giao thông…”;“Chứng kiến cảnh người nông dân vất vả khi vào vụ thu hoạch đã tốn nhiều công sức để phơi và hốt lúa. Cộng với gia đình tôi làm 3 mẫu ruộng (15.000 m2) rất tốn công sức trong việc phơi và hốt lúa. Nêntôinỗ lực nghiên cứu, học hỏi trên các tài liệu, cộng với kiến thức ngành Cơ khí tôi đã học để sáng chế ra mô hình Máy hốt lúa, trước là sử dụng cho gia đình sau là phục vụ bà con trong thôn để hốt lúa”, anh Trí cho biết thêm.

Được biết, năm 2020,trên cơ sở xưởng cơ khí của gia đình, ngoại trừ máy nổ là mua mới, còn lại phần lớn là tận dụng những vật dụng phế phẩm các máy móc thải ra ở xưởng cơ khí để lắp ráp sáng tạo ra chiếc máy hốt lúa.

Theo lời anh Trí kể: “Năm 2021, cơ bản tôi làm xong chiếc máy hốt lúa, nhưng lần đầu tôi làm đơn giản, động cơ máy nổ xe HonDa để vận hành nhưng máy quá yếu. Số lượng chỉhốt được 01 bao, vì máy xe HonDa không thể vừa kéo các dàn hút, vừa quét lúa và vừa di chuyển chiếc máy đi tới được…”; “ Cuối năm 2022 và đầu năm 2023, tôi cải tiếnthay bằng chiếc máy xăng 6,5 HP nâng cấp tốc độ để vận hành cùng “đồng tốc” và mỗi phút hốt được 2 bao/lượt. Gần như không có lúa vương vãi sau khi là nhờ hệ thống chổi quét.Máy hốt lứa đã đượcứng dụng tại gia đình và hỗ trợ người dân trong thôn”, anh Trí chia sẻ thêm.

Ông Trần Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa-Phú Yên), cho biết: “Xã Hòa Tân là 1 trong 10 xã, thị trấn thuộc huyện Tây Hòa. Toàn xã có 750 ha trồng lúa 2 vụ(Sản lượng bình quân 1.350 tấn/1 vụ), trong đó, thôn Xuân Thạnh 1 có 174 ha ruộng lúa2 vụ (Sản lượng bình quân 320,4 tấn/1 vụ). Đến mùa thu hoạch người dân rất khó khăn trong việc phơi và hốt lúa. Máy hốt lúa, của anh Nguyễn Ngọc Tríra đời và giải pháp hữu ích cho bà con nông dân xã nhà”.

tm-img-alt

Anh Nguyễn Ngọc Trí vận hành máy hốt lúa tại nhà riêng

Kết quả của niềm đam mê sáng tạo

Khi trao đổi với ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên tại nhà riêng của anh Trí, anh Trí bộc bạch: “Không ngờ chiếc máy hốt lúa của tôi, được mọi người biết đến và liên tục điện thoại hỏi về kỹ thuật làm ra chiếc máy, hỏi đặt mua, hỏi đăng ký gặp để viết bài trên báo chí…cho nên tôi cũng vui vì kết quả đam mê sáng tạo của mình có hiệu ứng tích cực”.

Tìm hiểu về kỹ thuật máy hốt lúa, anh Trí, chia sẻ: “Máy hốt lúa, thực hiện bằng nguyên lý “Trục xoắn vít”(còn gọi: Vít tải) vớikích thước dài 1,5m, rộng 1,2m, cao 1,7m. Các bộ phận cấu tạo máy bao gồm:Động cơ xăng 6,5 HP (tiết kiệm nhiên liệu và không phụ thuộc và điện dân dụng); Trục vít xoắn lúa ngang (còn gọi:Đầu thu/hút nguyên liệu dạng vít tải);Trục vít xoắn lúa đứng (còn gọi:Bộ dẫn liệu dạng vít tải);Trục kéo băng tải có gắn hệ thống chổi quét. (còn gọi: Dàn chổi cước quétquét lúa); Hộp số kéo trục cầu để máy chạy tự động (Điều khiển máy di chuyển:nhanh-chậm- dừng lại…).Bộ phận gắn bao chứa lúa.Ống (hệ thống miệng) thoát lúa ra bao.

Về quy trình vận hành máy hốt lúa, anh Trí vừa tác nghiệp vừa nói rõ: “Đầu tiên làkiểm tra các thiết bị, châm xăng, nhớt vào máy, gắn bao chứa lúa. Tiếp đến khởi động máy, bật điều khiển các bộ phận dẫn liệu (trục vít tải hút lút, trục vít tải chuyển lúa) và cần ly hợp điều khiển máy di chuyển.Kéo cần ga lên khoảng 1/3 ga. “Dập cần màu đỏ” cho các hệ thống trục xoắn lúa (Vít tải xoắn) hoạt động.“Kéo cần màu vàng” làm cho máy tự động đi tới.Khi máy chạy tới:Trục xoắn lúa ngang sẽ xoắn lúa 2 bên vào giữa trục xoắn.Trục xoắn lúa đứng sẽ xắn lúa từ trục xoắn ngang đi lên và phun vào 2 phễu chảy vào bao chứa lúa. Khi lúa đầy 01 bao, người vận hành máy sẽ mở miệng phễu bên kia (bao chưa có lúa) và đóng miệng phễu bên bao lúa đã đầy…Khi bên kia bao lúa tiếp tục lại đầy, ta kéo miệng phễu ra cho lúa vào bao chưa có lúa, sau đó đóng miệng phễu bao có lúa đầy…và bỏ xuống…Người vận hành máy cứ thế làm liên tục. Cứ 01 phút sẽ được 01 bao lúa từ 65kg đến 70 kg.Trên đường đi của máy hốt lúacòn rơi rớt những hạt lúa thì có hệ thống chổi sẽ quét sạch lúa của máy sang 1 bên.Máy hốt lúa sẽ làm việc với sự vận hành của con người sẽ hốt được hết lúa đã phơi mà không cần tốn nhân công nhiều

Khi hỏi về tính hiệu quả kinh tế của máy hốt lúa, anh Trí không ngần ngại “Bật mí” với chúng tôi: “Nếu hốt 4,2 tấn – 4,5 tấn lúa theo thủ công, thì tốn 04 công lao động với thời gian 1 giờ và tiền công thuê 150.000 đ/tấn (quét, cào, hốt, may bao, chất /đưa lên xe…). Trong khi đó máy hốt lúa1 giờ hốt trên 4,5 tấn, chi phí 25.000 đ tiền xăng và 75.000 đ tiền khấu hao máy móc…Vậy người chủ lúa đã tiết kiệm (lợi) 570.000 đ. Đặc biệt là lúa hốt nhanh …”;“Chi phíđầu tưMáy hốt lúacủa tôi, khoảng 15.000.000 đ (Mười lăm triệu đồng). Nếu tôi cho thuê máy thì theo giá hỗ trợ giúp người dân thì giá: 300.000đ/ngày.Thì qua 02 vụ lúa/01 năm tôi sẽ thu lại vốn…các vụ mùa sau sẽ thu lãi” anh Trí, giải trình thêm.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên, đánh giá: “ Sáng tạo kỹ thuật không chỉ dừng lại ở các người có trình độ cao, mà ngay người nông dân cũng có thể thực hiện được, khi họ có niềm đam mê. Máy hốt lúa của anh Trí chúng tôi đánh giá cao tinh thần đam mê sáng tạo của anh và hy vọng mô hình này sẽ tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) góp phần Hội thi thêm sinh động nhiều thành phần trong xã hội tham gia Hội thi…” ./.

Xem Thêm

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

Tin mới

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc vào sáng 29-11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội; Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), phối hợp tổ chức với chủ đề “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững.
Phú Thọ: Đánh giá tác động của chính sách đến chương trình mỗi xã một sản phẩm
Ngày 27/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KHKT) tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá tác động của chính sách đến chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) - những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất giải pháp đối với tỉnh Phú Thọ.
Phú Yên: Nơi góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hội BVQLNTD) tỉnh thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Phú Yên đã trải qua ba kỳ đại hội với nhiều hoạt động đa dạng, hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch, mua bán để trở thành những người tiêu dùng thông minh.
Bình Định: Nâng cao năng lực xây dựng các dự án bảo tồn
Từ 19-21/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam của Quỹ Môi trường toàn cầu (thuộc Chương trình phát triển Liên Hợp quốc – viết tắt: UNDP-GEF/SGP) phối hợp với Liên hiệp Hội Bình Định tổ chức “Hội thảo Nâng cao năng lực xây dựng các dự án bảo tồn – phát triển”.