Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/12/2006 00:20 (GMT+7)

Máy gặt đập liên hợp “Made in Út máy cày”

Nhưng để có được thành công ấy, anh Út đã phải trải qua bao phen lao tâm khổ tứ. Anh tâm sự: “Tôi làm nghề sửa máy cả chục năm nên bà con trong vùng thường gọi bằng cái tên “Út máy cày”. Những năm gần đây, khi tới mùa thu hoạch, nhiều chủ ruộng phải thuê người cắt lúa với giá cao do thiếu nhân công. Bông lúa sau khi gặt rồi qua các công đoạn gom, suốt,... rơi vãi rất nhiều, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lớn. Ngay như nhà tôi, mỗi mùa cũng “chịu” mất hàng tạ thóc. Tiếc của, tôi bắt đầu tìm tòi chế tạo và lắp ráp chiếc máy có thể vừa cắt vừa suốt được, không phải qua công đoạn cắt lúa xong rồi gom thành đống đem lên máy để tuốt. Qua hai năm miệt mài nghiên cứu và chế tạo, đến vụ hè thu năm 2006, tôi đưa chiếc máy gặt đập liên hợp do mình sản xuất vào vận hành thử nghiệm trên đồng đất Cao Lãnh và may mắn đã thành công”.

Nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì gian nan, vất vả vô cùng. Anh bắt đầu “công trình” của mình từ năm 2004. Sau nhiều đêm thức trắng, âm thầm kẻ vẽ trên giấy hình dáng, chi tiết chiếc máy và bắt tay vào hàn, tiện, lắp đặt. Thất bại, tổn thất không nhỏ, đống sắt vụn trong nhà cao như núi. Vợ anh tiếc của “làm mặt” giận nhưng anh vẫn quyết tâm làm. Mãi đến giữa năm 2006, chiếc máy cắt - suốt liên hợp do anh chế tạo đã hoàn thành và đưa vào vận hành. Lần đầu tiên đưa máy vào sử dụng, anh gặp phải một số trục trặc. Nhiều người đã nghĩ sẽ không thể thành công nhưng anh út vẫn kiên trì tháo tháo, lắp lắp để khắc phục một số nhược điểm của máy. Ngày chiếc máy được đưa vào hoạt động trong tiếng hò reo, vui sướng của bà con xã An Bình, anh út chỉ lặng lẽ đứng nhìn từ xa và khóc thầm vì sung sướng.

Ưu điểm của máy là ít hao tốn nhiên liệu; chỉ cần khoảng 25 lít dầu, máy cắt suốt được 3ha/ngày, tỷ lệ hao hụt không đáng kể; máy hoạt động tốt trong điều kiện thân lúa đứng và vẫn hoạt động bình thường cả ban đêm; khi có mưa, cây lúa ướt, đổ ngã và ruộng bị ngập nước không quá 1 tấc, máy vẫn “chạy” êm ru, rất thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Máy có trọng lượng 1, 4 tấn, đường cắt rộng gần 2m. Nguyên liệu chế tạo máy chỉ gồm động cơ và một số linh kiện đều có sẵn trong nước như ốc, sắt, bạc đạn, dây xích, dây gào, dây cua roa đến nhông chuyền, dụng cụ che chắn an toàn, hạn chế nguy hiểm cho người sử dụng. Chiều quay của bông trục và những kết cấu bên trong của máy cũng được anh Út thiết kế, chế tạo rất phù hợp. Anh còn sáng chế ra hệ thống chống lún để máy vận hành dễ dàng trên vùng đất ẩm ướt, không bị sa lầy và có hệ thống đèn chiếu sáng để hoạt động vào ban đêm. Máy ít bị hư hỏng, cắt lúa bằng lưỡi thép, có bộ phận điều chỉnh khi cắt lúa cao - thấp nên rất tiện sử dụng mà giá thành chỉ dao động ở mức 80 triệu đồng, nếu lắp loại động cơ của Trung Quốc và 100 triệu đồng nếu lắp loại động cơ máy diezen của Nhật Bản.

Sau khi xem trình diễn, các nhà khoa học và nông dân đã đánh giá rất cao hiệu quả của máy cắt - suốt lúa mang tên “Út máy cày”. Anh Nguyễn Sơn Giang, nông dân ở xã Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh) đã đi tham quan nhiều nơi, sau khi được tận mắt nhìn thấy chiếc máy của anh Út, tấm tắc khen: “So với các loại máy khác thì máy của anh Út hiệu quả hơn, thời gian cắt suốt nhanh, ít hao hụt. Giá thành cũng phải chăng”. Còn anh Huỳnh Thanh Tuấn, cán bộ nông nghiệp xã Phú Hiệp (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) nhận xét: “So với các loại máy khác thì máy cắt - suốt của xưởng cơ khí anh Út mẫu mã trông đẹp hơn, ở những vùng đất sình lấy, lúa ngập mà máy vẫn hoạt động tốt”.

Xưởng cơ khí “Út máy cày” của anh Huỳnh Văn Út hiện đang lắp ráp nhiều chiếc máy gặt đập liên hợp để giao cho các HTX nông nghiệp và bà con nông dân trong và ngoài huyện. Nói về dự định trong tương lai, anh Út cho biết: “Tôi đang kiến nghị Nhà nước cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng mặt bằng, tăng quy mô sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá vào đồng ruộng, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian, giảm công lao động, hạn chế rủi ro, thất thoát trong và sau thu hoạch, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình...”.

Nguồn: Kinhtenongthon.com.vn (11/12/06)

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.