Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/10/2006 21:44 (GMT+7)

Máy cứu hoả “chấp” nhà 100 tầng

Đông đảo người dân ngõ 24, phố Phan Văn Trường (Cầu giấy) mới đây đã được chứng kiến màn biểu diễn cứu hoả, cứu hộ có 1 không 2. Một “màn chào hỏi” công trình phát minh “hệ thống cơ động cứu hộ cứu hoả nhà cao tầng” của người hàng xóm dễ gần Lại Bá Ất.

Ông chọn chính căn nhà 3 tầng của mình làm nơi thử nghiệm. Người đàn ông chưa từng qua bất cứ một khoá đào tạo kỹ sư chuyên nghiệp rất hãnh diện điều khiển chiếc máy của mình. Hệ thống dây cứu sinh bằng thép nhiều sợi gắn trên nóc toà nhà được thả xuống mặt đất nhanh chóng bằng bộ điều khiển đơn giản. Ngay lập tức 2 dây cứu sinh kết nối với máy cứu hộ. Máy cứu hộ là một khối tạo bởi 4 tầng xếp chồng nhau cao chưa đầy 4m. Ê kíp chỉ mất hơn 2 phút để dãn các tầng. Cũng chỉ mất 2 giây máy cứu hộ leo được 1m tường. Toàn bộ khung bệ tầng 1 chứa máy bơm nước và hệ thống vận hành. Máy cứu hộ lên tới đâu, nước được đưa lên tới đó. Nhiệm vụ đưa người xuống đồng thời dập lửa tiến hành song song giúp tiết kiệm đáng kể thời gian.

Sau khi xem màn trình diễn, một người thợ cơ khí tuyên bố: “Hệ thống đơn giản thật! Em có thể làm được ngay, thậm chí làm đẹp hơn của anh !”. Ông Ất cũng công nhận hệ thống này rất đơn giản, gọn nhẹ. Chiếc máy cấu tạo hoàn toàn bằng thép, sắt, tôn và các vật liệu chống cháy. Vận hành chủ yếu trên nguyên lý cơ học nên không phụ thuộc vào nguồn điện.

Hệ thống khó có thể chập, cháy dù hoạt động trong môi trường nước, lửa. Tuy nhiên cái khó và khác nhất của hệ thống chính là phần dây kéo thòng từ trên cao xuống. Ông đã phải nghiên cứu 11 công nghệ khác nhau như: chạy xích, ròng rọc, máy tời, thanh răng… mới ra công nghệ tối ưu là mấy sợi dây cứu sinh.

Vị “kỹ sư không chuyên” này khẳng định “Sáng chế của tôi có thể dùng cứu hộ nhà cao trên 11 tầng, điều khó khăn với hệ thống cứu hoả thế giới”. Theo tính toán, máy leo dây cứu hộ có thể leo cao 100 tầng. Hệ thống có thể mang 200 người + 3 tấn nước + thiết bị chữa cháy trong một lần chạy. Ước tính giá mỗi hệ thống khoảng 300 nghìn - 1 triệu đô la. Ông đang ấp ủ mong muốn đưa “lá cờ đỏ sao vàng (in trên mỗi chiếc máy) tung bay khắp thế giới”.

Nguồn: KH&ĐS Số 83 Thứ Hai 16/10/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.