Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 02/01/2008 18:17 (GMT+7)

Máy cấy lúa nước tự chế

Những ngày chưa xa 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em, cuộc sống lam lũ vất vả đã trở thành động lực để ông Tuệ nuôi dưỡng ước mơ làm ra một chiếc máy giải phóng sức lao động. “Ấn tượng và trở thành động lúc lớn nhất, thôi thúc tôi suy nghĩ và sáng tạo là một lần mẹ tôi bị ngất khi đang cấy lúa. Tôi nghĩ, tại sao lại không làm ra những chiếc máy, giống như con robot, sẽ làm giúp con người? Nhưng ngày đó, cuộc sống nghèo khó đã đè nén ước mơ. Mãi đến khi điều kiện khấm khá hơn thì tuổi đã nhiều. Nhưng tuổi nhiều thì có hề gì, cố gắng để hoàn thành ước nguyện của cả cuộc đời thì chẳng bao giờ là muộn”, ông bùi ngùi nhớ lại. 

Đến những năm 90, máy gì cũng có, máy gặt, máy cày, máy bơm, máy xay máy xát gạo... nhưng máy cấy thì chưa chưa có. Từ suy nghĩ đó, ông Tuệ suy nghĩ và đi theo hướng “máy gì chưa có thì mình sẽ làm”. Hình dáng ban đầu của chiếc máy cấy là những thanh sắt ông nhặt nhạnh được, 3 thanh sắt được nối với nhau bằng các mối nối thủ công. Dàn thép này có 3 cặp cấy Sau đó tôi cho chúng cắm thử vào những xô bùn tôi để trên sân. Thành công. Từ đó tôi suy nghĩ và mày mò thêm, hoàn thiện dần dần để cho ra đời chiếc máy cấy hoàn thiện như ngày hôm nay. Đến năm 2002, chiếc máy cấy làm bằng sức người ra đời. Chiếc máy bằng thép 5 hàng nặng 30kg không có động cơ, dùng sức người vừa kéo trượt đi cấy, nhưng lực kéo để di chuyển máy cấy vẫn còn lớn. Năm 2003, ông tiếp tục thử nghiệm và thay đổi nhiều loại kích cỡ bánh xe đặt tại các vị trí khác nhau nhưng lực kéo vẫn không nhiều. 

Đến năm 2005, chiếc máy cấy của người nông dân này được thiết kế thêm bộ phân quay tay và bộ phận truyền động xích để điều khiển giúp máy vừa cấy, vừa đi, tuy có giảm lực kéo nhưng hiệu quả chưa cao. 

Từ ý tưởng đến hiện thực 

Năm 2005, Viện Nghiên cứu cơ điện và sau hoạch Việt Nam cho ra đời chiếc máy cấy đầu tiên cải tiến từ máy cấy của Nhật Bản. Chiếc máy này có giá thành khá cao, 22 triệu đồng/chiếc, thiết kế phức tạp. Ông vẫn giữ nguyên quan điểm của mình, tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy cấy của mình. Năm 2006, chiếc máy cấy 6 hàng có động cơ xăng loại 3kg có người điều khiển ra đã khắc phục được những nhược điểm này. Tuy vậy, động cơ nhỏ và hay hỏng. Đến đầu năm 2007, ông chế tạo thử máy cấy gắn động cơ xe máy 100 cm 3, người vận hành ngồi trên ghế đã hoàn thiện. Chiếc máy cấy đầu tiên theo đúng ý nguyện của ông đã hoàn thiện và đi vào sản xuất thử. 

Máy cấy lúa nước mạ phên có cấu tạo bao gồm khung máy cấy được làm bằng các ống thép, truyền trượtlàm bắng các tấm thép mỏng để đỡ máy trượt trên bùn và san phẳng mặt ruộng. Bánh xe, cơ cấu nạp mạ, cơ cấu cấy. Động cơ truyền lực qua bánh răng trục vít cho bánh xe và trục cấy. Vận hành máy cấy có tay lái và các tay điều khiển 

Với giá thành khoảng 8 triệu đồng/chiếc, năng suất 1 giờ được 2 sào Bắc Bộ (720m 2, nặng 90kg, chiếc máy cấy này nếu được đưa vào sản xuất đại trà sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Trong khi đó, cũng với khoảng thời gian đó thì phải cần đến 20 nhân công lao động cật lực. 1 ca (8 tiếng), chiếc máy tiêu thụ hết 4 lít xăng với 3 lao động. Ông Tuê cho rằng đặc điểm dễ nhận thấy của chiếc máy này cấu tạo dễ, yêu cầu tay nghề không cao, chỉ cần một chiếc khung sắt và một động cơ. 

Ông đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, hoàn thành các thủ tục để dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 9. Một người nông dân làm ra máy cấy lúa, vì niềm đam mê nghiên cứu, mày mò, tìm hiểu đã trở thành động lực, tấm gương cho những tấm lòng vì khoa học, dù họ là ai. 

Nguồn: Khoa học và Đời sống, 100 (2027), 22/10/2007, tr 6

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.