Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 16/10/2006 23:02 (GMT+7)

Máy bơm nước “made in Tất Hải”

Đồng Hợp là xã đặc biệt khó khăn của huyện Quỳ Hợp, chưa có điện lưới quốc gia, lúa chủ yếu trồng trên ruộng bậc thang phân tán, nhỏ lẻ nên việc điều tiết nước rất khó khăn. Vào mùa hạn, những con suối cạn khô khiến tất cả các loại máy bơm, gầu sòng, gầu kéo đều “làm đồ chơi”; người dân chỉ biết nhìn từng cánh đồng lúa héo khô. “Tôi vốn là bộ đội, đi biền biệt cả tháng cả năm đâu biết vợ con mình ở nhà lam lũ, trồng 6 sào lúa mà chỉ thu được vẻn vẹn 3 tạ thóc/vụ. Năm 1996, khi về nghỉ chế độ, trực tiếp tham gia sản xuất cùng bà con tôi mới thấm thía nỗi khổ thiếu nước. Từ đó tôi luôn nung nấu ý định phải chế tạo cho được một loại máy bơm phù hợp với đồng đất quê mình” - ông Hải tâm sự.

Cẩm nang để ông bắt đầu thực hiện ý tưởng là một tủ sách “dành dụm” được từ khi còn là sinh viên Học viên Hậu cần, trong đó cuốn “Thuật phát minh sáng chế Angôrit” của Alsule (người Nga) và cuốn “Khoa học lao động” giới thiệu phương pháp hợp lý hoá lao động của tiến sĩ Phơridrich Taylor (người Mỹ) đã giúp ông giải các bài toán về năng suất cấp nước, lực, kết cấu máy, vật liệu,... để hình thành máy bơm nước đạp chân được ông đặt tên là Đồng Hợp. Mất đến 4 năm đập đập, phá phá, dành hết lương hưu để mua thiết bị, nguyên vật liệu, “đến nỗi bà nhà tôi phải kêu rầm lên ông chỉ biết có máy bơm” - ông cười nói. Năm 2000, chiếc máy bơm đầu tiên do ông Hải sáng tạo đã được đưa ra đồng, làm dịu đi “cơn khát” của đất và lúa trong sự vui mừng, phấn khởi của bà con. Bởi trong điều kiện không có điện lưới quốc gia, địa hình cao thấp không đều, mọi loại máy bơm đều bó tay thì sự xuất hiện của máy bơm Đồng Hợp mở ra hy vọng cho bà con, sẽ cải thiện được nhu cầu nước cho sản xuất. Máy bơm nước đạp chân Đồng Hợp có kết cấu rất đơn giản, thân máy có kết cấu gồm 4 xilanh nằm trên cùng một mặt phẳng (xilanh làm bằng sứ, chất kế dính là hỗn hợp cát, sạn, xi măng và nước), 4 xi lanh này sẽ cung cấp nước thường xuyên vào máng để dẫn ra ruộng; giá bơm nước làm bằng gỗ, trên giá gắn cọc trụ ghế ngồi; cọc treo ròng rọc và hai kè làm tăng độ vững khi đặt máy.

Và phải mất thêm 4 năm nữa ông Hải mới cho ra đời sản phẩm hoàn thiện mà ông gọi là “một tác phẩm nghệ thuật của nghề trồng lúa nước miền núi Việt Nam”. Thực chất của quá trình hoàn thiện này là bớt một số phần thừa để giảm khối lượng của máy; còn nguyên tắc hoạt động, không thay đổi. Thời gian đầu, máy bơm Đồng Hợp trông xù xì, cồng kềnh, nặng 62kg. Ông giảm bớt một số phần thừa của bêtông, rút ngắn giá đỡ của thân máy (từ 3m xuống còn 1,05m) và cần đạp (từ trên 1m xuống còn 55cm). “Bây giờ thì “hắn” gọn nhẹ lắm rồi, chỉ trên dưới 40 cân” – ông hồ hởi nói.

So với những máy bơm cùng loại, máy bơm nước đạp chân Đồng Hợp có những ưu điểm vượt trội. Công suất gấp 3 lần so với máy của Bănglađét do Viện Lúa quốc tế (IRRI) giới thiệu ở một số vùng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá... (15m 3/giờ nhờ kết cấu 4 xilanh). Máy của Bănglađét lực tác động để bơm nước phải là người lớn, còn hệ thống đòn bẩy kép của máy bơm Đồng Hợp giảm đi 4/5 trọng lực, nghĩa là chỉ cần một đứa trẻ lên 10 cũng có thể bơm nước bình thường. Thiết kế ghế ngồi khi bơm cũng là nét đặc biệt của máy bơm Đồng Hợp, cho phép tận dụng được cơ chân, tư thế ngồi sẽ ít hao phí lực vô ích do cơ thể không tạo áp lực thường xuyên lên hai chân. Ông còn thiết kế cả giá sách cho các em học sinh ôn bài khi giúp bố mẹ bơm nước. Công suất máy bơm Đồng Hợp lớn gấp 10 lần so với máy bơm nước Trung Quốc loại 300kW/giờ, nếu áp dụng trên địa bàn miền núi như địa phương ông. Khắc phục được nhược điểm của những loại máy trên, tác phẩm của ông có thể hoạt động tốt, bất kể nguồn nước nông hay sâu, chảy hay tĩnh. Trong đợt hạn hán năm ngoái, máy bơm Đồng Hợp đã phát huy tác dụng. Khi các khe suối cạn khô, các loại gàu, guồng đều bất lực, máy bơm Đồng Hợp vẫn chạy, “cứu” được hàng trăm hecta lúa của xã. “Bây giờ bà nhà tôi không kêu tôi khùng nữa rồi, từ ngày có máy bơm bà ấy vui lắm, có hôm bà ấy vừa bơm nước vừa đọc Truyện Kiều đấy. Năng suất lúa cũng tăng, bình quân đạt 2-2,5 tạ/sào/vụ” - ông Hải Khoe.

Dù rất phù hợp với các vùng miền núi nhưng đến nay ông Hải mới chỉ sản xuất thử nghiệm 20 chiếc bán cho bà con quanh vùng do còn khó khăn trong đăng ký bản quyền sáng chế. Mong ước lớn nhất của ông là làm các thủ tục về đăng ký bản quyền nhanh chóng để sản phẩm của ông góp phần giúp bà con vùng núi, vùng sâu, vùng xa tăng năng suất cây trồng, vươn lên xoá đói giảm nghèo.

Nguồn: Kinh tế nông thôn, số42 (476), 17/10/2005

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.