Max Planck – Cha đẻ của vật lý lượng tử
Bức tường Planck chỉ khoảng thời gian của lịch sử vũ trụ trong đó vũ trụ có độ tuổi bằng thời gian Planck. Trước khoảng thời gian này là khoảng thời gian được gọi là kỷ nguyên Planck, là khoảng thời gian trong đó tất cả các định luật vật lý như các định luật vật lý lượng tử gặp phải giới hạn và cần thiết phải có một mô tả ở cấp vi mô về lực hấp dẫn (ta gọi là lý thuyết hấp dẫn lượng tử), mà đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Những hiểu biết của chúng ta vướng phải một “bức tường” trừu tượng. Các độ đo vật lý như là áp suất, nhiệt độ cao đến mức mà không – thời gian có vẻ như đạt đến một độ cong vô hạn, mà ta còn gọi là điểm kỳ dị trong thuyết tương đối rộng. Kích thước của vụ trụ tại thời điểm này có độ lớn bằng độ dài Planck, là độ dài nhỏ nhất trong các lý thuyết vật lý hiện đại. Nó thể hiện một độ dài tự nhiên theo đó có thể xuất hiện một lý thuyết hấp dẫn lượng tử nào đó.
Ngoài việc giành được giải Nobel về Vật lý năm 1918, tên của ông còn được đặt cho một tiểu hành tinh mang số 1069, ảnh của ông còn được in trên tiền của Đức.
Nguồn: Vật lý & Tuổi trẻ, số 5/2008, tr. bìa 4