Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:54 (GMT+7)

Magendie (1783-1855): Người mở đường cho sinh lý học thực nghiệm

Sau thời gian theo học thầy Alex Boyer và tốt nghiệp Y khoa, chàng bác sĩ trẻ 19 tuổi nhanh chóng bộc lộ tài năng: anh nhận giải thưởng trong kỳ thi Nội trú Paris (1802) rồi đến làm việc tại bệnhviện Hotel Dieu, nơi đã nổi tiếng đào tạo nhiều thầy thuốc giỏi của thủ đô Paris.

Tập tài liệu đầu tiên của chàng bác sĩ 26 tuổi (1809) nghiên cứu về độc chất strychinin chiết xuất từ quả hồ đào Java gây ói mửa đã làm giới y học Pháp chú ý đến Magendie. Với thái độ làm việc cần cùchăm chỉ, ông say mê quan sát, ghi chép một sự kiện y học nên Magendie đã xuất bản cuốn “Những nền tảng cơ bản của sinh lý học” năm 1816, khi ông 33 tuổi (về sau được dịch sang nhiều thứ tiếng). Saunày, Claude Bernard, người học trò xuất sắc của Magendie đã nhận xét về cuốn sách của thầy: “... Cuốn đó không giống bất kỳ một công trình nghiên cứu nào được xuất bản cùng thời, nhưng mọi tài liệura đời sau đều giống cuốn sách đó cả về phương pháp lẫn nội dung ...”.

Năm 1817, cộng tác với P.J.Pelletier, ông phát hiện ra chất émétine. Ít lâu sau, ông xác định rằng các chất “protein” chứa nitrogen đều rất cần cho dinh dưỡng của động vật. Magendie quan niệm rằng cơsở vững chắc của y học là thực nghiệm, vì vậy suốt hơn 20 năm sau khi cuốn sách nổi tiếng ra đời, ông vẫn cặm cụi tiến hành những thử nghiệm sinh lý học trong một căn hầm nhỏ ở Collège de France. Ôngthực hiện nhiều phẫu thuật trên động vật sống như thử nghiệm trên chó con để chứng minh vai trò thu nhận cảm giác của rễ sau tủy sống (1821), nhờ đó phân biệt các dây thần kinh vận động với dây cảmgiác. Trên cơ sở đó sau này đã hình thành “định luật Magendie - Bell”: rễ trước của dây thần kinh tủy sống có vai trò dẫn truyền vận động còn rễ sau hoạt động dẫn truyền cảm giác. Cũng thời gian này,ông sáng lập “Tạp chí Sinh lý học thực nghiệm” (1821).

Sau một thời gian dài tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của hệ thần kinh, ông là người đầu tiên chứng minh vòng tuần hoàn của dịch não tủy (1825) và mô tả nhiều chi tiết giải phẫu học như lỗ ở nóc vùngnão thất IV (về sau gọi là “lỗ Magendie”), như khoang hiện diện giữa màng mạch và màng nhện của đại não (về sau gọi là “khoang Magendie”).

Năm 47 tuổi (1830), Magendie được bầu làm giáo sư phụ trách một khoa của bệnh viện Hotel Dieu và giảng dạy tại Collège de France thay thế cho Laênnc (1781-1826, thầy thuốc người Pháp đã sáng chếchiếc ống nghe tim phổi). Có lần, khi một nhà báo phỏng vấn về cách làm việc của mình, Magendie trả lời: “... Trong hoạt động riêng tư, ai cũng chọn một thần tượng để noi theo, có thể đó là Newton,Descartes, Michel Angelo... Riêng bản thân, tôi chọn mẫu người thu nhặt phế liệu, vì vậy, trong khu rừng y học tôi luôn kiếm tìm để thu lượm mọi thứ...”

Ngoài cuốn sách đầu tiên, Magendie còn là tác giả hai bộ sách rất có giá trị: “Các hiện tượng vật lý học của sự sống” (1836) gồm 4 tập, trong đó xác định bệnh là giai đoạn cuối của một quá trình rốiloạn sinh lý và “Bàn về máu” (1838). Do tài năng xuất chúng và những công lao to lớn đóng góp cho y học, Magendie được bầu vào Viện hàn lâm khoa học và trở thành Chủ tịch viện (1837), lúc này ôngtròn 54 tuổi. Trong quá trình tìm hiểu các hiện tượng sinh lý học, ông đã thực hiện nhiều thử nghiệm về hiện tượng phản vệ (1839).

Năm 1840 đánh dấu một cột mốc trên con đường hoạt động khoa học của Magendie. Lúc này vị giáo sư 57 tuổi tiếp nhận vào phòng thí nghiệm của mình một chàng sinh viên nội trú 27 tuổi có tên là ClaudeBernard. Cuộc gặp gỡ này thật tình cờ hay là do một định mệnh tốt đẹp cho y học? Thật khó trả lời chính xác. Chỉ biết rằng nếu Bernard không được một người thầy như Magendie hướng dẫn thì hẳn cuộcđời khoa học của Claude Bernard còn nhiều khó khăn trắc trở. Tính nết ông thầy luôn nóng nảy đến mức thô bạo thường làm chàng sinh viên trẻ tuổi nản lòng, nhưng điều đó lại bắt buộc Bernard phải làmviệc siêng năng, nghiêm chỉnh. Magendie đã truyền cho cậu học trò niềm say mê nghiên cứu sinh lý học qua những thử nghiệm kỹ thuật thông tim đầu tiên trên ngựa (1844), trên chó (1848) và trên cừu(1853). Cũng chính Magendie đã gợi ý cho Claude Bernard hiểu rằng máu luôn chứa một lượng gulcose hằng định. ý tưởng này đã gợi mở cho chàng sinh viên trẻ tuổi hướng tìm tòi mới lạ về chuyển hóa chấtđường.

Bảy năm sau khi tiếp nhận Claude Bernard vào làm việc trong phòng thí nghiệm của mình, Magendie cử Bernard vào vị trí Phó trưởng khoa Sinh lý học thực nghiệm tại Collège de France (1847). Ông luônnhắc nhở Bernard và các cộng sự: “Hãy làm y học thực nghiệm thay cho việc ghi nhận những dấu hiệu đã quan sát”.

Năm 1855, ít lâu trước khi ông qua đời, Magendie đã trao toàn bộ quyền hành cho Claude Bernard và dặn dò: “... Khoa Sinh lý học thực nghiệm của tôi nay thuộc về anh và tôi tin tưởng rằng khoa này sẽkhông rơi vào đôi tay tồi tệ...”. Quả đúng như lời tiên đoán của Magendie, người học trò xuất sắc Claude Bernard đã tiến vượt xa hơn thầy và làm rạng danh nền y học Pháp.

Do những nghiên cứu sâu sắc về các loại thuốc độc, Magendie còn được đánh giá là một trong số người sáng lập ra ngành dược lý học.

Bản chất là một con người bướng bỉnh, kiêu căng hay gây gổ, Magendie luôn đối nghịch với Bichat (1771-1802, nhà mô học người Pháp) trong những cuộc tranh luận khoa học. Ông qua đời ngày 7 tháng 10năm 1855, thọ 72 tuổi. Số phận thật trớ trêu: sau khi qua đời, Magendie lại yên nghỉ kế bên Bichat trong khu nghĩa trang danh tiếng Père Lachaise ở Paris.

Nguồn: Trần Phương Hạnh, 17 nhà khoa học lỗi lạc, NXB Trẻ, TPHCM, 2003.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.