Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/03/2025 02:54 (GMT+7)

Luật Năng lượng nguyên tử cần được đồng bộ với các quy định quốc tế

Phải cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử; Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; vận hành thử nhà máy điện hạt nhân...

Ngày 18/3, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi chủ trì hội thảo.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định; đại diện các Bộ ngành hữu quan cùng các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đến từ Liên hiệp Hội Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, nói về sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) đại diện cho Ban soạn thảo Luật cho biết, sau hơn 17 năm triển khai thi hành, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 đã bộc lộ bất cập, hạn chế. Nhiều quy định của Luật chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước, không tương thích với một số luật mới ban hành, chưa đáp ứng yêu cầu nội luật hóa liên quan đến các điều ước quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, chưa phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn mới của Cơ quan Năng lượng nguyên từ quốc tế (IAEA) về an toàn, an ninh hạt nhân; phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ ngành. Một số quy định thiếu tính khả thi; chưa đáp ứng hoặc theo kịp sự phát triển nhanh của khoa và công nghệ hạt nhân, công nghệ bức xạ; quy định về an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhận còn có bất cập, chưa dầy đủ. Vì vậy, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tại hội thảo

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) gồm 12 chương, 73 điều (giảm 20 điều tương ứng với hơn 20% số điều so với Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008). Dự thảo đã bám sát 04 chính sách đã được Chính phủ cơ bản nhất trí tại Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cụ thể bao gồm: Thúc đẩy phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, phân cấp trong công tác quản lý Nhà nước; tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

tm-img-alt

Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Linh trình bày Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Mục đích ban hành Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về năng lượng nguyên tử, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân; phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử; góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật quy định về các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó. Luật được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.

tm-img-alt

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi, việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử nhằm bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử; kế thừa, phát triển những quy định hợp lý, có tính nguyên tắc của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; khắc phục triệt để những bất cập, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua. Đồng thời tuân thủ nguyên tắc luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

tm-img-alt

Nhà khoa học Vương Hữu Tấn, Nguyên Cục trưởng cục An toàn bức xạ hạt nhân phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung đóng góp những điểm mới của dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) cũng như 04 chính sách đã được Chính phủ cơ bản nhất trí tại Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024.

tm-img-alt

Nhà khoa học Đặng Thanh Lương phát biểu tại hội thảo

Đồng thời, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra những đề xuất vào các nội dung: Cần bảo đảm tính đồng bộ với các quy định quốc tế; Cắt giảm thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử; Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; vận hành thử nhà máy điện hạt nhân…

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.