Luật Bảo vệ Môi trường cần chú trọng phổ biến pháp luật đến người dân
Sáng ngày 02/7, VUSTA tổ chức hội thảo góp ý thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2022/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thaovà Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban KHCNMT VUSTA Lê Công Lương đồng chủ trì hội thảo
Đề dẫn hội thảo, Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao nhấn mạnh: Triển khai quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, ngày 07/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Đến nay, nội dung Nghị định vẫn còn nguyên giá trị và vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tình hình phát triển thị trường các-bon và nhu cầu trao đổi tín chỉ các-bon trên thế giới diễn ra rất nhanh chóng, trong khi Việt Nam còn thiếu cơ sở pháp lý để sớm đưa thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ các-bon đi vào vận hành.
Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thaophát biểu khai mạc hội thảo
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, bối cảnh quốc tế và trong nước đã đặt ra những yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung một số điều để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Việc sửa đổi này cũng đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy mong các vị đại biểu tham dự hội thảo bằng tâm huyết, trách nhiệm,đóng góp ý kiến xác đáng với tinh thần cởi mở, thẳng thắn nhằm giúp cơ quan soạn thảo hoàn thiện các nội dung dự thảo Nghị định và Thông tư - Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Quang Thao nói.
ÔngNguyễn Bá Tú(Cục Biến đổi khí hậu thuộc bộ TN&MT) trình bày dự thảo Thông tưsửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2022của Bộ TNMT
Theo ông Nguyễn Bá Tú (Cục Biến đổi khí hậu thuộc bộ TN&MT) cho biết, dự thảo Nghị định và dự thảo Thông tư đã được xây dựng, điều chỉnh một số quy định hiện hành và bổ sung một số quy định mới nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các chính sách về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường các-bon, bảo vệ tầng ô-dôn.
Dự thảo Nghị định tập trung vào 5 nhóm vấn đề: Quy định về tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính, phục vụ phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính để chuẩn bị cho thị trường các-bon; Quy định phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Quy định chi tiết về tổ chức thị trường các-bon, quản lý tín chỉ các-bon trong nước, trao đổi hạn ngạch và tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon trong nước; Quy định về trao đổi tín chỉ các-bon quốc tế theo quy định của Thỏa thuận Paris; cuối cùng là một số quy định về bảo vệ tầng ô-dôn.
Bộ TN&MT đã đăng tải toàn văn dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Bộ cũng đã gửi công văn lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành - ông Nguyễn Bá Tú cho biết.
Nguyên Phó Chủ tịch VUSTAPhạmVăn Tânphát biểu
Tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Văn Tân nêu ý kiến cho rằng Nghị định 06 đã được Chính phủ điều chỉnh, đem lại một số vấn đề cần xem xét, do đó việc sử̉a đổi Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT là hết sức cần thiết.
Ông Phạm Văn Tân đề xuất thay cụm từ “giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” bằng “giảm phát thải” để rõ ràng hơn về mục tiêu quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Ông Tân cũng bày tỏ ủng hộ Nghị định này. Các quy định mới sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường các-bon, giảm phát thái, bổ sung nguồn lực chuyển đổi công nghệ theo hướng xanh, giảm phát thải.
Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đôngphát biểu
Theo Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông, cần bổ sung tính khả thi về tài chính và nhân lực, đồng thời bổ sung việc chế biến chất thải rắn và đưa ngành "quy hoạch và xây dựng đô thị" vào Nghị định...
Đa số các đại biểu tham dự hội thảo đều tán đồng với quan điểm để Luật bảo vệ Môi trường năm 2020 thực sự đi vào cuộc sống cần phải tăng cường thông tin, giáo dục phổ biến pháp luật đến người dân.