Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/04/2014 19:13 (GMT+7)

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

18 bản vẽ trong bộ sưu tập hơn 240 bức vẽ giải phẫu học của ông được tập trung lại và trưng bày tại Cung điện Holyrood ở Edinburgh. Đây cũng là lần đầu tiên một số lượng lớn như vậy các bức họa giải phẫu học của họa sĩ tài danh được giới thiệu tới công chúng.

Bắt đầu từ năm 1507, sau cuộc trò chuyện với một ông già sắp trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh, danh họa nảy ra ý muốn tìm hiểu điều gì trong cơ thể tạo ra cái chết, sự sống… thông qua giải phẫu thi thể. Ông từng thú nhận trong một vài ghi chép, rằng mình bị ám ảnh bởi các cấu trúc cơ thể con người. Họa sĩ đã tự mình thực hiện khoảng 30 cuộc giải phẫu như thế trên xác người, và ghi lại bằng những bức phác thảo vô cùng tỉ mỉ và chính xác. Khoảng 240 phác thảo như thế đã hình thành, kèm theo đó là mô tả cụ thể dài tổng cộng khoảng 13 nghìn từ.

Người tổ chức trưng bày này, Martin Clayton nhận xét: “Chúng là những bản minh họa đẹp nhất, đặc biệt so với khoa giải phẫu học ngày nay”.Điều đặc biệt của triển lãm này là những bản phác thảo của danh họa được trưng bày đồng thời với những bản quét, chụp cắt lớp bằng các thiết bị hiện đại ngày nay, để so sánh và thấy được khả năng mô tả vô cùng chính xác của Leonardo da Vinci.

Trước đó, từ cuối những năm 1480, Leonardo đã bắt đầu chú ý tới giải phẫu cơ thể người. Cuốn sổ ghi ghép dày 44 trang của ông vào năm 1489 có một số hình vẽ hộp sọ người rất đẹp. Nhưng khoảng thời gian sau đó, họa sĩ bị phân tâm bởi những mối quan tâm khác, và ông cảm thấy không đủ sức làm hết. Ông nhận vẽ trang trí tranh tường khổ lớn, trong đó có các bức “Bữa tối cuối cùng”, “Trận chiến Anghiari”.

Niềm ham thích vẽ giải phẫu học trở lại với họa sĩ vào khoảng năm 1504. Clayton phân tích:“Ông luôn muốn tìm hiểu sâu về cơ thể con người, ban đầu là lớp cơ trên bề mặt, rồi sau đó là các lớp cơ sâu bên trong. Những điều này đưa ông trở lại với các nghiên cứu về giải phẫu học”. Lúc này, với uy tín và tên tuổi của mình, Leonardo hoàn toàn có điều kiện để tiến hành giải phẫu tử thi, thường là của các tội phạm bị hành quyết. Clayton nhận xét:“Trong 12 năm cuối đời, ông đã chuyển từ một họa sĩ thành một nhà khoa học, nhưng ông thực hiện công việc nghiên cứu bằng năng khiếu nghệ thuật tuyệt vời của mình”.

Những bức vẽ được trưng bày ở Cung điện Edinburgh có niên đại khoảng năm 1510-1511, khi Leonardo hợp tác với các nhà giải phẫu học Verona tại trường Y thuộc Đại học Pavia (Milan). Trong suốt thời kỳ Phục hưng, nhiều người coi giải phẫu học là rùng rợn, thậm chí là hoạt động bất hợp pháp, liên quan đến chiêu hồn. Thậm chí có người còn cho rằng việc bóc tách cơ thể người là trái với quy định của Giáo hội. Tuy nhiên, vào thế kỷ 15, 16, ngành giải phẫu học đã được nhìn nhận khác, được tôn trọng hơn, và không gặp vấn đề gì với Giáo hội. Đó cũng là thời điểm ngành giải phẫu học phát triển bùng nổ.

Mặc dù không phải Leonardo là họa sĩ duy nhất quan tâm đến giải phẫu học vào thời kỳ đó, tuy nhiên, điều làm nghiên cứu của ông khác biệt so với tất cả những người khác là những mô tả chính xác vả tỉ mỉ thông qua sự quan sát sắc bén và tinh tế. Clayton cho biết:“Leonardo đặc biệt chú ý đến vai trò và hoạt động của van tim, thậm chí ông đã tự dựng một mô hình van tim mô phỏng hoạt động bơm máu của tim. Đây là điều chúng ta chưa hề được biết cho đến tận thế kỷ 20, mà danh họa đã nghiên cứu và làm từ năm 1513”.

Ý đồ của Martin Clayton là tập trung và kỹ thuật hình ảnh trong những bản vẽ của Leonardo. Clayton mô tả, Leonardo đã sử dụng các quy tắc trong kiến trúc và kỹ thuật để mô tả các cấu trúc cơ thể người, vì thế những bản vẽ của ông trở nên sống động, tinh tế và rất chính xác.  “Chỉ cho đến ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính, chúng ta mới thấy được những nỗ lực phi thường của danh họa”, Clayton nói.

Phác thảo hộp sọ người

Bi kịch đối với những bức vẽ này là Leonardo không bao giờ được công bố chúng. Cái chết đột ngột do bệnh dịch hạch của cộng sự thân thiết Marcantonio della Torre năm 1511, cùng với những bất ổn chính trị và việc Pháp chiếm Milan năm 1499, đã khiến cho họa sĩ tài ba rất khó khăn để hoàn thành dự án của mình. Ông lui về ở ẩn trong biệt thự của học trò và thư ký Francesco Melzi cách thành phố Milan 15 dặm (khoảng hơn 30km).

Với quỹ thời gian và tư liệu thu thập trong từng ấy năm, lẽ ra Leonardo hoàn toàn có thể hoàn thành nốt nghiên cứu của mình, nhưng thay vào đó, ông dành thời gian cho việc vẽ phong cảnh, thiết kế, nghiên cứu phôi, các van của tim.

Năm1519, khi danh họa qua đời, khoảng 6.500 giấy tờ, tài liệu bản vẽ của ông bị phân tán. Năm 1690, gần hết các giấy tờ này được tập trung lại tại Phòng sưu tập hoàng gia, tuy nhiên chúng không đượcphân tích và hệ thống lại, cho đến tận cuối thế kỷ 19. Đó là lý do tại sao các nghiên cứu vượt thời gian của ông không thể tác động được đến y học hay khoa học. Clayton nói: “Chúng tôi chỉ làm thay ông ấy phần việc cuối cùng: công bố từng phần các bản vẽ giải phẫu học. Leonardo đã đẩy sự hiểu biết về cơ thể người xa hơn bất kỳ ai khác trong thời kỳ Phụchưng”.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…