Lê Văn Thiêm - Người đặt nền móng cho nền toán học Việt nam
GS. Lê Văn Thiêm sinh ngày 29/3/1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trong một dòng họ cótruyền thống hiếu học, khoa bảng, ông mất ngày 3/7/1991 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1930, cả cha và mẹ Lê Văn Thiêm đều qua đời. Phát huy truyền thống gia phong, anh đã vào QuyNhơn, nương tựa nơi người anh cả Lê Văn Kỷ đang hành nghề thuốc ở đó, để học tại Trường College de Quy Nhơn (nay là Trường Quốc học Quy Nhơn). Với chí tiến thủ cao và lòng ham mê học tập, tại đây, Lê Văn Thiêm đã làm cho tất cả các thầy giáo phải kinh ngạc về sự thông minh xuất chúng của minh, đặc biệt ở môn Toán học. Anh giải được những bài toán của các lớp trên và giải bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ trong 4 năm (1933-1937), anh đã hoàn thành xuất sắc chương trình học 9 năm và đứng đầu danh sách khen thưởng cùa nhà trường khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học (tương đương với Phổ thông cơ sở ngày nay). Ba tháng sau, Lê Văn Thiêm lại lập một kỳ tích mới: thi đỗ tú tài phần 1(tương đương lớp 11 ngày nay), việcmà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong 2 năm. Ngay năm sau, anh lại thi đỗ tú tài toàn phần.
Nguyện vọng lúc này của Lê Văn Thiêm là học tiếp Toán học ở bậc đại học. Tuy nhiên, khi đó cả Đông Dương chỉ có một trường đại học tại Hà Nội, chuyên về Y khoa và Luật khoa, chưa đào tạo cử nhân Toán, nên năm 1938, Lê Văn Thiêm đành phải ghi tên theo học lớp Lý-Hoá-Sinh (PCB)đểchuẩn bị vào học ngành Y. Năm sau (1939) với thành tích đỗ thứ nhì kỳ thi PCB, Lê Văn Thiêm được nhận học bổng sang Pháp du học.
Đến Pháp, Lê Văn Thiêm xin ghi tên vào Trường Đại học Sư phạm Paris (École Nor- male Supérieure de Paris) - cái nôi đào tạo nhân tài Toán học của nước Pháp. Trở thành sinh viên của trường này là một vinh dự to lớn và niềm ước mơ của nhiều người Pháp cũng như người nước ngoài. Ước mơ được theo đuổi ngành Toán học ấp ủ từ lâu của Lê Văn Thiêm nay đã được chắp cánh. Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu và thôn tính luôn nước Pháp. Mãi đến năm 1941, anh mới có điều kiện học lại bình thường. Sau 1 năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như mọi người. Anh sang Đức và bảo vệ thành công xuất sắc luận án Toán học để nhận bằng tiến sĩ A Toán học (1945). Anh định học tiếp để nhận bằng tiến sĩ B Toán học thì giáo sư hướng dẫn qua đời, thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội Đức đang rất rối ren, nước Đức phát xít đã thảm bại trước đồng minh, Lê Văn Thiêm quyết định trở về Pháp để tiếp tục nghiên cứu Toán học.
Năm 1946, được tin phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Paris để đàm phán, Lê Văn Thiêm đã tự nguyện làm một số việc giúp đỡ phái đoàn và tập hợp anh em trí thức Việt kiều đi đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được đồng chí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ, anh đã sang Bỉ liên hệ giao dịch mua vũ khí để chuyển về nước. Năm 1948, anh đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên tham dự Hội nghị hoà bình thế giới tại Ba Lan. Cùng năm đó (1948), dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hàng đầu về Hàm giải tích của Pháp là GS. Georges Valiron, Lê Văn Thiêm đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học quốc gia về Toán và được mời giảng dạy tại Đại học Bách Khoa ở Zurich (Thụy Sĩ). Ông trở thành thần tượng, niềm mơ ước của các lóp sinh viên Việt Nam và các nước trên thế giới.
Lúc này, Lê Văn Thiêm đang quan tâm đến lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình hoặc còn gọi là lý thuyết Nevanlina - một trong những lý thuyết được coi là đẹp nhất của Toán học ở thế kỷ XX. Ông đã may mắn được, làm nghiên cứu với chính tác giả của lý thuyết này -,GS. Nevanlina, nhà toán học Phần Lan, đã có thời gian là Chủ tịch Hội Toán học Quốc tế. Lê Văn Thiêm là người đầu tiên đưa ra lời giải cho một bài toán khó đã tồn tại nhiều năm của "Bài toán ngược của lý thuyết Nevanlina". Công trình của ông không chỉ được quan tâm vì đã chứng minh sự tồn tại nghiệm của bài toán đó, mà còn vì ông đã đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới để nghiên cứu vấn đề đặt ra. Trong những công trình khoa học và sách chuyên khảo gần đây trên thế giới, người ta vẫn còn nhắc tới công trình của ông viết cách đây hơn nửa thế kỷ và nhắc đến ông như là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết về Toán học.
Năm 1949, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, GS. Lê Văn Thiêm đã có một quyết định hệ trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời ông và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam. Đó là lòng yêu nước và chí căm thù xâm lược đã thúc giục ông từ bỏ địa vị khoa học không ít người mơ tưởng ở Zurich lừng danh để về nước tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Ông đã trở về nước qua đường bay Paris - Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc bằng đường bộ qua Campuchia về rừng u Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19/12/1949. Trong thời gian công tác ở Khu 9, Lê Văn Thiêm đã được GS. Hoàng Xuân Nhị giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Một Việt kiều, mới về nước có 4 tháng, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản, đây là điều hiếm thấy.
Sau thắng lợi vang dội của chiến dịch biên giới năm 1950, Chính phủ ta khẩn trương chuẩn bị lực lượng cán bộ khoa học cho việc kiến thiết đất nước sau ngày toàn thắng. Tháng 7/1950, Đề án giáo dục được thông qua nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thời kỳ cách mạng mới. Từ năm học 1950-1951, trong điều kiện khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, nước ta đã từng bước hình thành ba trung tâm đại học: Trung tâm Việt Bắc gồm các trường: Đại học Y, Ban quân dược, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Mỹ thuật, trung tâm Thanh – Nghệ với hai phân hiệu Khoa học xã hội và Khoa học Tự nhiên; khu học xá Trung ương ( đặt nhờ tại Nam Ninh, Quảng tây, Trung Quốc) đào tạo cán bộ khoa học và giáo viên trung học.
Năm 1951, Lê Văn Thiêm được chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt bắc để nhận nhiệm vụ mới. Ba lô trên vai, ông đã phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng để ra đến Việt bắc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng trường Khoa học cơ bản và Trường sư phạm cao cấp, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý thuyết. “ ngoài những bài giảng của giáo viên trênlớp, toàn bộ tài liệu học tập chỉ có hai tập sách giáo khoa đại học, một về Toán đại cương, mật về Vật lý đại cương xuất bản tại Pháp, do GS. Thiêm mang về... Trong điều kiện bộ máy hành chính và hậu cần giúp việc của nhà trường rất nhỏbé, GS. Thiêm đã phối hợp chặtchẽ với tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên và Đoàn học sinh để quản lỷ một cách toàn diện mọi hoạt động của trường"(GS. Lê Thạc Cán kể lại). Cho đến nay, hầu hết sinh viên Trường Khoa học Cơ bản năm xưa đều đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học ưu tú có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước, một số không ít đã là cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Trong những thành công này có một phần đóng góp không nhỏ của GS. Lê Văn Thiêm, người sáng lập, chỉ đạo và điều hành Trường Khoa học Cơ bản. Ở Việt Bắc, cùng với các nhà khoa học lớn như Tạ Quang Bửu và Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm đã đặt nền móng đầu tiên cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lýthuyết và nghiên cứu ứng dụng, đã tạo dựng nên thế hệ cán bộ khoa học đầu tiên cùa nước Việt Nam mới.
Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học sư phạm Văn khoa, do GS. Đặng Thai Mai làm hiệu trường và trường Đại học sư phạm khoa học do GS. Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng, cùng với một số trường đại học khác như Đại học Y dược, Đại học Nông nghiệp là những trường đại học đầu tiên của nước ta sau ngày hòa bình lập lại. Phụ trách môn toán có GS. Lê Văn thiêm, Nguyễn Thúc Hào và các cán bộ giảng dạy Nguyễn Cảnh Toàn, Khóc Ngọc Khảm, Ngô Thúc Lanh; về Vật lý có GS. Ngụy như Kon Tum, Vũ Như Canh và các cán bộ giảng dạy là Dương Trọng Bái, Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Phương.
Trường Đại học sư phạm Khoa học tồn tại chỉ 2 năm (1955-1956) và đào tạo được ba khóa nhưng trường đã cómột vị trí cực kỳ quan trọng. Ngày nay nhìn lại, có thể thấy rằng tất cả các sinhviên tốt nghiệp loại khá giỏi hồi ấy và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học đều đã trưởng thành. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành và những cán bộ lãnh đạo khoa học có uy tín. Riêng về Toán - Lý, có các nhà khoa học nổi tiếng như Phan Đinh Diệu, Nguyễn Văn Đạo, Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Đình Cự; nhiều giáo sư, nhà khoa học tài danh khác đã xuất thân từ Trường Đại học Sư phạm Khoa học.
Xuất phát từ nhu cầu trước mắt và lâu dài, yêu cầuphát triển khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản, ngày 4/6/1956, Chính phủ đã ra quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường đại học: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Y Dược, Đại học Nông Lâm và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội do GS. Ngụy Như KonTum làm hiệu trưởng. Từ năm 1957-1970, GS. Lê Văn Thiêm được cử giữ chức vụ Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, kiêm Chủ nhiệm Khoa Toán.
GS. Lê Văn Thiêm cùng với GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam. Năm 1970, GS. Lê Văn Thiêm được điều động sang phụ trách Viện Toán học thuộc Viện Khoa học Việt Nam với cương vị Viện trưởng. Từ buổi đầu gian khó của một viện khoa học mới được thành lập và rồi trong hoàn cảnh chống chiến tranh phá hoại của Mỹ lại leo thang (1972), Viện phải sơ tán về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tinh Vĩnh Phúc), dưới sự chi đạo của GS. Lê Văn Thiêm và lãnh đạo Viện, công tác nghiên cứu khoa học của Viện vẫn được tiến hành với quyết tâm cao. Năm nào Viện cũng tổ chức được hội nghị khoa học để các cán bộ thông báo kết quả nghiên cứu mới. Viện vẫn có những công trình đạt chất lượng cao, công bố trên các tạp chí có uy tín trong nước và quốc té. Ngay từ khi mới thành lập, Viện đã có một kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ tương đối lâu dài. Nhiều cán bộ trẻ của Viện được cử đi học tập ở Liên Xô và các nước Đông Âu, dưới các hình thức thực tập sinh và nghiên cứu sinh. Ngày 20/5/1975, Nhà nước quyết định thành lập Viện Khoa học Việt Nam trực thuộc Chính phủ, trên cơ sở của khối nghiên cứu thuộc ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Viện Toán học là thành viên của Viện Khoa học Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện Toán học đã trở thành một trung tâm toán học uy tín hàng đầu của cả khu vực.
GS. Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nhà Toán học Việt Nam và thế giới. Ôngđã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào hội toánhọc quốc tế với tư cách là thành viên chính thức,đưaViện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba lan). Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của ông mà nhiều nhà toán học có tến tuổi trên thếgiới như Laurent Schwartz, Grơtendick (Pháp), Smalevà Chomsky (Mỹ)... đã sang Việt Nam và nhiệt tìnhgiúp đỡ,cộng tác với các nhà Toán học Việt Nam
Xuất thân từ một nhà toán học lý thuyết, nghiên cứu những vấn đề trừu tượng của toán học như hàm biến phức, diện Rieman, lý thuyết hàm phân hình..., GS. LêVăn Thiêm đã không ngần ngại chuyển qua nghiên cứu những vấn đề ứng dụng gắn với thực tiễn Việt Nam, với mong muốn đóng góp thiết thực cho công cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước. Ống luôn khuyến khích, động viên mọingườitrong việc ứng đựng Toán học vào thực tiễn. Ông nói:"Ngành toán phải đi tiên phong trong việc ứng dụng và cải cách triệt để trong sản xuất công nghiệp, nghĩa là phải thật sự bắt đầu trong cuộc cách mạng công nghệ để tăng năng suất lao động và sản phẩm cho xã hội".Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, GS. Lê Văn Thíém đã cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễnởViệt Nam: Tính toán nổ mìn buông mỏ đá núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964); Phối hợp vói Cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966); Phối hợp vớiViệnThiết kế Bộ Giao thông vận tải tính toán nổ mìn định bướng để tiến hànhnạo vétkênh nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966-1967).
Sau khi Viện Toán học thành lập, GS. Lê Văn Thiêm nhận thấy cần ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt... Nhiều vấn đề lớn của đất nước như: Tính toán nước thấm và chế độ đồng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn; Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An... đã được ông và những người cộng tác như: Ngô Văn Lược, Hoàng Đình Dung,LêVăn Thành... nghiên cứu giải quyết. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng đụng, GS. Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốnsách chuyên khảo “The Theory of Grounđwaler Movc-ment" (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện Sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Matxcơva năm 1977... GS. Lê Văn Thiêm đã biên soạn thành giáo trình hoàn chỉnh để hướng dẫn cho những người không có chuyên môn Toán học sử dụng phương pháp đó.
GS. Lê Văn Thiêm là người như thế. Ông làm toán không phải vìdanh vọng, tiền tài, mà chỉ đơn giản đó là cách mà ông có thể đóng góp phần mình cho đất nước. Chính vi thế mà ông được mọi người tin yêu, kính trọng và hình ảnh của ông không thể phai mờ trong ký ức của những người đã từng được biết, được làm việc bên ông. Song công lao lớn nhất của GS. Lê Văn Thiêm là đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học và giáo dục trẻ, tài năng cho đất nước. Phần lớn các nhà Toán học hàng đầu của Việt Nam ngày nay đều ít nhiều là học trò của ông, cách này hay cách khác. Với tài năng Toán học xuất sắc của mình, ông đã từng là thần tượng suốt thời thanh niên của nhiều người và không ít người trong số đó đã đến với Toán học trước hết vì ngưỡng mộ tài năng và nhân cách của ông. Bằng bản lĩnh mô phạm của người thầy, ông luôn quan tâm, dìu dắt sinh viên, đồng thời cũng nghiêm khắc đòi hỏi ở họ sự nỗ lực và năng lực sáng tạo. Ông là một trong những người sáng lập các lớp chuyên Toán và tờ báo Toán học và Tuổi trẻ.
Từ năm 1980, GS. Lê Văn Thiêm công tác tại Phân viện Khoa học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, đã đóng góp có hiệu quả, đưa Phòng Toán học ứng dụng trở thành Trung tâm Toán học ứng dụng và Tin học ở các tỉnh phía Nam.
Trong suốt 47 năm (1944-1991), GS. Lê Văn Thiêm đã để lại cho đời sau trên 20 công trình khoa học có giá trị trong đó có công trình là nguồn gốc xuất phát của một số luận án tiến sĩ Toán học cùa Mỹ hiện nay. GS. Lê Văn Thiêm có những đóng góp to lớn cho Toán học trên cả ba phương diện: nghiên cứucơ bản, nghiên cứu ứng đụng và triển khai ứng dụng.
Tên tuổi GS. Lê Văn Thiêm có thể gắn với rất nhiều chữ "đầu tiên". Ông cùng với GS. Phạm Tinh Quát (thân sinh GS. Frẻdéric Phạm) là những người đầu tiên thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Paris năm 1941. Họ cũng là những người Việt Nam đầu tiên nhận được học vị tiến sĩ quốc gia của Pháp năm 1948. Ông là tác giả của công trình Toán học đầu tiên của người Việt Nam công bố trên tạp chí quốc tế, là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư Toán học tại một trường đại học châu Âu (Đại học Bách khoa Zurich, Thụy Sĩ, 1949). Ông là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Khoa học Cơ bản, Chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Toán (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Trưởng Ban Toán - Lý - Hoá ( ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước) trong năm 1960, Viện trưởng đầu tiên của Viện Nghiên cứu Toán học, Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam, Tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí Toán học của Việt Nam: "Vietnam Joumal of Mathematics" và "Acta Mathematica Vietnamica". Giáo sư là đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Nguyên tử tại Đúpna, Liên Xô (1956- 1980), đại biểu Quốc hội khoá II và III (1956-1970)... Có thể có nhiều cái "đầu tiên" nữa, nhiều đóng góp nữa của ông mà bài viết này chưa thể đề cập hết, song có một điều mà không ai quên được, đó là những gì ông để lại cho nền khoa học Việt Nam.
Để ghi nhớ những cống hiến to lớn của ông về khoa học, giáo dục và xã hội, 5 năm sau ngày ông mất, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng ông giải thườngHồChí Minh và Huân chương Độc lập hạng Nhất, vinh dự cao quý mà ít nhà khoa học đạt được.
Nói về ông, GS. Hoàng Tụy một đồng nghiệp, một người bạn thân thiết có nhiều năm gắn bó với ông đã tâm sự:"Giá như GS. Lê Văn Thiêm cứ tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu ở Pháp hay ở Mỹ thì chắc chắn, với tài năng xuất sắc cửa mình, ông đã có thể có nhiều cống hiến to lớn hơn cho Toán học và tên tuổi quốc tế của ông lẫy lừng hơn. Song ông đã lựa chọn trở về quê nhà, cùng chiasẻkhó khăn gian khổvớiđồng bào, và thật sự, tất cả những gì ông đã cống hiến cho Tổ Quốc và cộng đồng Toán học Việt Nam chỉ có thể khiến chúng tôi vô cùng biết ơn và tự hào về ông.