Lê Quý Đôn - nhà chính trị, văn hoá kiêm toàn, nhà bác học lỗi lạc ở thế kỷ 18
1- Ông là một danh nho kiêm chính trị gia kiệt xuất, đã tổng kết và đề ra bốn nguyên lý trị nước, có giá trị vĩnh hằng cho hầu hết mọi quốc gia:
Phi nông bất ổn /Phi công bất phú /Phi thương bất hoạt/Phi trí bất hưng.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguyên lý thứ tư, ông còn nêu ra một khảo dị : ‘Phi trí tắc vong ‘
Có nghĩa là: không có trí thức, không có hiền tài, hoặc không biết sử dụng trí thức, hiền tài, thì chắc chắn là mất nước, chứ không chỉ đơn giản là đất nước không hưng thịnh.
Đã có những gương sáng ngời chứng minh nguyên lý này, được phát triển rực rỡ trong thời đại ngày nay : một khi quốc gia đã có trí thức, hiền tài, thì người lãnh đạo đất nước phải biết cách phát huy và sử dụng nguồn tài năng ấy một cách sáng tạo và thích đáng, như kiểu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố.... Trong khi đó ở thời cận đại, vua Tự Đức triều Nguyễn đã mù quáng chẳng đếm xỉa gì đến 58 bản kiến nghị chiến lược toàn diện, vô cùng giá trị, sáng suốt và khả thi của Nguyễn Trường Tộ, để thực dân xâm lược Pháp cướp, đô hộ nước ta suốt gần một thế kỷ. Và cái nhục ô danh muôn thuở của triều Nguyễn đã “ cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ”sẽ còn lưu truyền mãi mãi trong sử sách, trên bia miệng thế gian...
2. Lê Quý Đôn còn là một người “bác vật trí tri”, một nhà khoa học lớn về địa chất tầm cỡ quốc tế. Mặc dù có một trí nhớ tuyệt vời, trong việc khảo sát, nghiên cứu về dân số, về động vật và thực vật ở các địa phương, ông đã dùng những thanh tre cật phơi khô ghi lại những số liệu và dữ liệu cần thiết cho việc trước tác về sau. Đặc biệt, ông có thể được coi như thuỷ tổ (founding father) của ngành ‘‘địa chất thực vật học’ geo-botanic branch ‘’ chỉ mới được các nhà địa chất thế giới phát hiện ra từ những năm 60 của thế kỷ 20. Qua việc quan sát một số giống cây và liên hệ sinh thành của chúng với vài loài khoáng sản đặc trưng, ông đã chứng minh rằng nơi nào trên mặt đất có nhiều cây ‘thanh hao’ (1) thì dưới sâu của đất có vàng ở dạng hạt ; nơi nào trên mặt đất có nhiều cây ‘rau má’ (2) mọc rậm rạp hoặc cây ‘hà thủ ô’ (3), thì dưới sâu của đất có quặng sắt (limonit/hematit/manhetit), còn nơi nào trên mặt đất có nhiều cây ‘cà lam’(4) mọc xum xuê – một giống cà quả tròn to, màu lam hoặc tía – thì dưới sâu của đất có quặng kẽm (dưới dạng silicat hydrat kẽm – calamin). {Một điều trùng hợp thú vị là khi kỹ sư địa chất Pháp Jean Fromaget thuộc S? Địa chất Đông dương phát hiện ra vùng kẽm, chì Chợ Điền, Bắc Cạn vào đầu thế kỷ 20, ông ta đã đặt tên cho quặng kẽm này là calamin].
3. Các trước tác bằng Hán văn của Lê Quý Đôn
1. Dịch kinh phu thuyết (Lời bàn sơ lược về kinh Dịch), 6 quyển
2. Thư kinh diễn nghĩa (Giảng nghĩa kinh Thư), 3 quyển
3. Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách)
4. Thánh mô hiền phạm lục (Chép về mẫu mực các bậc thhánh hiền) 12 quyển
5. Vân đài loại ngữ (Lời nói chia ra từng loại, ở nơi đọc sách)
6. Toàn Việt thi lục (Chép toàn bộ thơ nước Việt)
7. Hoàng Việt văn hải (Bể văn ở nước Việt của các nhà vua)
8. Lê triều thông sử hoặc Đại Việt thông sử
- Đế kỷ (từ năm Lê Lợi khởi nghĩa 1418 đến năm 1433)
- Nghệ văn chí (chuyện chép về sách vở văn chương)
- Liệt truyện
- Phủ biên tạp lục (ghi chép về chính trị cõi biên thuỳ)
- Bắc sử thông lục (ghi chép về các việc khi sang sữ bên Tàu)
- Kiến văn tiểu lục (chép vặt các điều thấy và nghe)
9. Quế đường thi tập (tập thơ có chú thích)
10. Liên châu thi tập – 4 quyển, có hơn 400 bài thơ của Lê Quý Đôn và cá nhà thơ khác, kể cả Trung Quốc và Triều Tiên.
11. Quế dường văn tập – 4 quyển.
12. Một số trước tác bằng văn nôm.
Lê Quý Đôn sinh ra và trưởng thành trong thời cuối hậu Lê, chỉ thọ 59 tuổi, nhưng với những công trình rất xuất sắc và phong phú, đa dạng còn để lại, ông là một kỳ tài và trong chừng mực, bối cảnh lịch sử thời đó, ông hoàn toàn có thể được coi là một thiên tài của đất nước. Đặc biệt, với bốn nguyên lý trị nước đã tổng kết, ông là thầy của những bậc thầy, của những nhà lãnh đạo đất nước.
Khoảng hai chục năm trước đây, một vị lãnh đạo cao cấp đọc Tập san Đại học và Trung học chuyên nghiệp, thấy có thông tin về bốn nguyên lý trị nước của Lê Quý Đôn, cứ khăng khăng cho đó là của Trung Quốc. Vì ông chỉ nhớ có mỗi một điều là “phi thương bất phú”, nên đã sai một chuyên viên kinh tế cao cấp của Ban Công Nghiệp Trung ương đến trực tiếp chất vấn tác giả bài báo. Chuyên viên này được tác giả giải thích cặn kẽ, với cả minh chứng, nhưng không biết có thuyết phục được vị lãnh đạo đó không ?
Chú thích
1- Tên khoa học: Baeckea frutescens / 2- Tên khoa học: Centella asiatica / 3- Tên khoa học: Polygonum multiflorum / Cà lam ở miền núi đồi cũng như các loại cà pháo khác có thành phần kẽm cần thiết cho cơ thể con người