Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 08/12/2006 00:13 (GMT+7)

Lê Quý Đôn nhà bác học

Ông làm quan trải qua hai đời chúa Trịnh: Trịnh Doanh và Trịnh Sâm, đặc biệt ở đời Trịnh Sâm, Lê Quý Đôn được coi là một trọng thần, được giao nhiều chức vụ lớn trong hàng văn và hàng võ. Ông mất lúc 58 tuổi, được truy tặng Đô Ngự Sử, hàm Công Bộ Thượng Thư, tước Dĩnh Quận Công. Lê Quý Đôn ông là người làm quan có thể nói là thuận buồm xuôi gió. Trong đời làm quan đến phút chót đời của một, mấy chục năm, trừ một lần bị nghi vấn đến việc thi cử gian lận của con ông, lần nữa do đồng liêu xúc xiểm, ông luôn được chúa Trịnh tin cậy, giao hết việc lớn này, đến việc quan trọng khác như Đốc Đồng, Hiệp Trấn, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Bồi trung rồi Tham Tụng, nhưng lòng say mê không mệt mỏi của ông lại là chước tác, nghiên cứu.

Ông xứng đáng là học giả hàng đầu của Việt Nam ở thế kỷ thứ XVIII. Lê Quý Đôn am hiểu sâu sắc về triết học, lịch sử, địa lý, văn học đương thời. Ông say mê khảo cứu, sưu tầm, biên khảo; là tác giả những tác phẩm rất có giá trị ở thời Trung đại. Về triết học Nho giáo, ông đã soạn các cuốn: Dịch kinh phu thuyết, Thư Kinh diễn nghĩa, Xuân thu lược trận, Quần thư khảo biện, giải thích và bàn sâu về những học thuyết kinh điển của đạo Nho... Về lịch sử, địa lý, ông viết các cuốn: Đại Việt thông sử, Danh thần lục, Kiến văn tiểu lục, Phủ Biên tạp lục, Bắc sứ thông lục...Tác phẩm nào cũng là chuẩn mực về lối viết, về sự chính xác của tài liệu, những nhận định sâu sắc, có tính khái quát cao. Riêng hai cuốn Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục, ngoài tài sưu tập, phân loại, kết cấu tác phẩm và những lời phẩm bình xác đáng, còn là những chuẩn mực về bút pháp, để các học giả đời sau nghiên cứu học tập.

Với bộ sách Vân Đài loạn ngữ, đủ biết tài học, sức học của Lê Quý Đôn sâu rộng, tiến bộ đến chừng nào! Những kiến thức bách khoa toàn thư đương thời được tập hợp trong tác phẩm này. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc thì, trong Vân đài loạn ngữ, ông đã trích dẫn cả thảy tới 557 cuốn sách, trong đó có những tác phẩm của các tác giả phương Tây, được dịch sang tiếng Trung Quốc. Về tác phẩm này, nhà Hán học uyên tâm, cố Giáo sư Cao Xuân Huy nhận định: “ Vân Đài loạn ngữkhông phải là một công trình tập thể như các bộ loại thư Trung Quốc, nó là một công trình cá nhân, và trong khi biên soạn, Lê Quý Đôn cũng theo phương pháp riêng của mình. Trong khi đọc sách, tác giả ghi lại những điều cần thiết, chứa chất lâu ngày thành những tập, sau đó mới xếp thành từng loại. Mỗi khi ghi xong một sự việc gì, một đoạn văn nào, tác giả liền có ý kiến nhận định hoặc phê phán. Khi sắp sếp các điều đã ghi được, tác giả cũng không theo phép phân loại phiền toái của các loại thư Trung Quốc, mà chỉ chia làm 9 loại là Lý khí, Hình tượng, Khu vũ, Vựng điển, Văn nghệ, Âm tự, Thư tịch, Sĩ qui, Phẩm vật mà bao quát đủ các sự vật trong vũ trụ. Cũng như ở đây, trong Thiên nghệ văn chícủa bộ Đại Việt thông sử, Lê Quý Đôn không đạo tập (dập khuôn theo – NVP) các loại của sách Thất lược đời Hán hay Tứ khố của đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh mà chia các tác phẩm Việt Nam thành bốn loại khác hẳn. 1. Hiến chương. 2. Thi văn. 3. Truyện ký. 4. Phương kỹ. Mỗi khi trường hợp cho phép, tác giả đều không quên đem sự việc mà liên hệ với thực tế Việt Nam. Lê Quý Đôn tỏ ra luôn lưu tâm đến thực tế dân tộc, đặc điểm dân tộc và tinh thần dân tộc...”. (Lời giới thiệu - Vân Đài loạn ngữtrang 40).

Giáo sư Cao Xuân Huy kết luận:

“... Vân Đài loạn ngữ là một công trình nghiên cứu rất lớn. Đối với chúng ta hiện nay, nó còn có thể giúp ích nhiều trong sự nghiên cứu văn học, triết học, sử học (nhất là những tài liệu phong phú về địa dư lịch sử trong loại khu vũ), tư tưởng sử, ngôn ngữ học, nông học (lịch sử các giống lúa Việt Nam) sinh vật học v.v...” (Sách đã dẫn, trang 41).

Trải qua các đời, những nhà nghiên cứu, biên soạn, những học giả lớn đều đánh giá cao Lê Quý Đôn. Cùng thời với ông, học giả Ngô Thì Sĩ phải phục về trí thông minh và sức học của ông: “Năm 15 tuổi, ông theo cha đến Thăng Long, tại đây, ông theo học những danh sĩ có tiếng như Lan Đình hầu, Vu Đình hầu, các thấy học họ Phạm, họ Nhữ, họ Trần... Ông sửa chữa rất nhanh lối học cẩu thả thụ động ở làng quê và chỉ một thời gian sau trở thành một thanh niên có học vấn vào bậc nhất, khiến các tuấn kiệt trong nước đều kính phục” (trích trong Ngọ phong công di cảo).

Học giả Phan Huy Chú có lời tổng quan về Lê Quý Đôn: “Ông tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ, rõ ràng. Sở trường của ông, vượt lên tất cả, nổi tiếng ở đời” ( Lịch triều hiến chương loại chí, tập I trang 391).

Lê Quý Đôn cũng là người mê văn chương bởi ông cho văn hoá, văn nghệ là nền tảng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trong chương “Văn nghệ” ở Vân đài loạn ngữ, ông đã ghi lại lời của sách Luận hành: “Trong cái nhà đẹp, biết là danh gia, thấy cái cây cao, biết là nước cũ. Nước có nền văn hoá rực rỡ, trong nước có dấu hiệu đời thánh. Nước có thánh quân thì văn nhân tụ hội. Ý chí thành hiền định ở ngòi bút, bút soạn thành văn, văn đầy đủ thì tính tình rõ rệt. Người đời cho văn chương là ngọn, ví như cành lá, là chỉ vì họ đã hiểu đâu được lẽ ấy”.

Lê Quý Đôn được coi là một nhà nghiên cứu văn học, nhà sưu tầm nổi bật của thế kỷ XVIII. Để cung cấp những quan điểm về văn chương, thi ca cho mọi người, riêng chương Văn nghệ của Vân đài loại ngữông tập hợp những ý kiến tiêu biểu của các văn, thi sĩ, học giả nổi tiếng qua các đời của Trung Hoa. Trong 48 điều “Lời người xưa”, ông trích dẫn ở chương này, đều là những luận điểm, những quan niệm về văn chương, về thơ ca, mà người đời sau đều có thể nghiền ngẫm, học hỏi. Và ở điều thứ 48 điều cuối cùng của chương Văn nghệ, ông bày tỏ quan niệm về thơ của mình, sau khi đã trích dẫn hết những lời bàn sâu sắc của người đời trước như sau:

“Học thơ không cần chú ý vào đề tài (chước đề) quá, không cần về nhiều sự kiện. Áp vận không cần xuất xứ; dùng việc không cần lai lịch. Hạ chữ, quý cho vang; đặt lời quý cho đúng, ý quý thấu triệt, ngôn từ quý trôi chảy...

Nói, kỵ thẳng. Ý, kỵ nông. Mạch, kỵ lộ. Chất thơ, kỵ ngắn. Âm vần, kỵ tán hoãn. Khẩu khí kỵ trái khoáy (quai lệ). Bàn về thơ đến như thế không còn sót gì nữa...

Nhưng ta thử bàn lại. Thơ phát khởi tự lòng người ta. Ba Trăm bài thơ trong kinh thi, phần nhiều là của nông dân, phụ nữ làm ra, có những bài văn sĩ đời sau không theo kịp được, như thế là vì nó chân thật.

Những bài ca, bài hành của Nhạc Phủ đời Hán, đời Ngụy, còn đầy phong vị người xưa... Từ đấy về sau, bó buộc về thanh luật, hạn chế về âm vận, người có tài còn lo vấp váp, người vô tài khổ về câu nệ, mà thơ tự trong lòng phát ra thiếu chân thực!.

Cho nên, ta thường cho làm tho có 3 điểm chính, một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Tiếng sáo của trời (Thiên lãi) kêu ở trong lòng, động vào máy tình, nhãn căn tiếp xúc với ngoài cảnh động vào ý, chép việc thuật chuyện, thu lãm tinh thần...

Trong ba điểm cốt yếu ấy, lại nên lấy ôn nhu, đôn hậu làm gốc. Còn như thể chế, chỉ thú, âm tiết, cách điệu... đều là bàn thêm thôi!.

Tình là người, cảnh là trời, sự là hợp cả trời đất mà quán thông. Lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì phát ra lời nói, nhân nói thành tiếng (khiến cho), cảnh không hẹn mà tự đến, nói không mong hay và tự hay, cứ như thế có thể lên đến bậc thơ tao nhã được”.

( Vân Đài loạn ngữ, Nhà xuất bản Văn hoá, trang 252).

Xem như thế, đủ biết dù hiểu sâu biết rộng, nhưng bao giờ Lê Quý Đôn cũng có những kiến giải, những suy nghĩ riêng, độc đáo...

Về mặt sưu tập, biên soạn văn chương, những tác phẩm để lại của Lê Quý Đôn đều có những giá trị lớn đối với hậu thế.

Riêng tập Toàn Việt thi lục, có lẽ là một tuyển tập thơ ca chữ Hán khá công phu, Phan Huy Chú đánh giá: “Lê Quý Đôn vâng chỉ biên tập, chép từ nhà Lý đến thời Hồng Đức, tìm nhặt rất đầy đủ”. ( Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, trang 142). Theo tư liêu này thì cuốn sách được sưu tập theo lệnh của triều đình và thời ấy, thuộc đời Trịnh Sâm – Lê Hiển Tông. Tuyển tập này chọn lựa và giới thiệu được 2391 bài thơ của 175 tác giả... Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc nhận xét: “Ông bổ sung mảng thơ đời Lý mà các hợp tuyển ra đời trước ông chưa có. Cách tuyển chọn của ông nói chung khoa học hơn những bộ hợp tuyển cũ, và chừng mực nào thể hiện được chút ít tinh thần dân chủ, chẳng hạn đối với những sáng tác của phụ nữ, nếu hay, ông cũng chọn... ( Từ điển văn học, tập I (bộ cũ), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, trang 386).

Tuyển thơ này còn được các học giả đời sau dựa vào để soạn thảo những tuyển tập mới và nghiên cứu thơ ca các thế kỷ trước. Riêng công lao việc sưu tập thơ đời Lý ở đây, quả là quý giá, vì chúng ta biết, thơ đời Lý, nhất là thơ của các vị thiền sư, lưu lại rất nhiều và có một vị trí đặc biệt trong thơ ca Việt Nam.

Trong Kiến văn tiểu lụcPhủ biên tạp lục, những tác phẩm lớn của Lê Quý Đôn, thường có những sưu tập về những tư liệu văn bia, câu đối, những luận điểm văn chương của Việt Nam và các nước Trung Hoa, Cao Ly, Xiêm La (Thái Lan)... Có những trang sưu tập thơ ca rất có giá trị như các bài thơ hay của sư Huyền Quang, thơ thiền của Hương Hải thiền sư, của Mạc Thiên Tích, thơ giao lưu của sứ thần và nhiều tác gia khác... Đóng góp về mặt lý luận, nghiên cứu, biên soạn văn học của Lê Quý Đôn, thật có giá trị...

Lê Quý Đôn cũng hay làm thơ. Thơ ông được tập hợp trong Quế Đường thi tập. Ông thường làm thơ chữ Hán, nhưng có lẽ bài thơ nổi tiếng được truyền tụng của ông, có tính giai thoại là bài thơ nôm Rắn đầu biếng học; mỗi câu thơ đều có tên một loài rắn:

Chẳng phảiliu điucũng giống nhà/Rắnđầu biếng học lẽ không tha./ Thẹn đèn,hổ lửa, đau lòng mẹ./ Nay thét,mai gầm, rát cổ cha./Ráomép chỉ quen lời lếu láo./Lằnlưng chẳng khỏi vệt năm ba./ Từ nay trâu lỗ xin siêng học,/ Kẻohổ mangdanh tiếng thế gia...

Những bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn được chọn trong các tuyển tập sau này, thường là thơ thiên nhiên, thơ vịnh sử, vốn là những đề tài mà Lê Quý Đôn rất quan tâm, Đề động Từ Thức ở Nga Sơn, ông viết:

Văn đạo thần tiên sự diểu mang,/ Bích đào động khẩu thái hoang lương./ Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức,/ Vân thuỷ song nga lão Giáng Hương/ Thạch cổ hữu thanh khao hiểu nguyệt/ Sa diêm vô vị niết thu sương/ Thế nhân khổ tác Thiên thai mộng,/ Thuỳ thức Thiên Thai diệc hí trường.

Bản dịch khuyết danh trong Văn Đàn Bảo Giám:

Động Từ Thức

Nghe nói Thần tiên chuyện cũng ngờ/ Cửa hang đào biếc luống hoang sơ./ Càn khôn một cõi cho Từ đến,/ Mây nước bao la để giáng chờ./ Trống đá trăng thành vang tiếng dội./ Bãi đêm muối nhạt đẫm sương vơ./ Bích ba dĩ tẩy Trần Vương hận,/ Thanh thảo nan già Mộc Thanh tu,/ Hoàng độc vũ dư canh cổ kiếm,/ Hàng cầm nguyệt dạ táo tàn lâu./ Phương cương, hà sự cần khai tịch,/ Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu.

Xin tạm dịch là:

Thành Cổ Lộng

Thành hoang, tường đổ bốn trăm thu,/ Dây dậu, dây dưa mọc lút bờ.../ Rửa hận vua Trần, sông sóng biếc,/ Bại vong Mộc Thạnh, tóc râu phờ./ Bò vàng cày đất, phơi gươm cũ,/ Chim lạnh kêu khuya, rợn gác xưa.../ Bờ cõi mở mang chi lắm nhỉ?/ Thuấn, Nghiêu cũng chỉ chín châu mà!

Thơ đầy tinh thần tự hào dân tộc. Tư tưởng phê phán kẻ đi xâm lược và đề cao hoà bình hữu nghị, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau giữa hai nước láng giềng rất rõ. Đây há chẳng là bài thơ đĩnh đạc, hay, mà kín đáo đó sao!

Nói về chiến thắng Xương Giang của Thái Tổ nhà Lê, ông có như lời thơ hào sảng:

Độ Xương Giang

Thiên cổ quan hà hệ yếu xung,/ Hành quân bằng diểu vấn đông phong./ Yên tình lục dã tân dư trưởng,/ Sương lãnh hoang viên cựu luỹ không/ Đái, lệ viễn tồn khai quốc liệt/ Kỳ, thường cận kỷ tĩnh phân công./ Thần kinh chỉ xích tần hồi vọng/ Vạn lý tường vân nhất đoá hồng.

Xin được dịch là:

Thuyền qua Xương Giang

Nghìn năm xung yếu một dòng sông/ Man mác đường xuân hỏi gió đông!/ Móc tạnh, đồng quê tươi tốt lúa/ Sương rơi, luỹ cũ vắng hoang tường./ Đá mòn, sông cạn, nguyên huân tích,/ Giặc bại, danh thành, mãi chiến công... Gang tấc kinh đô muôn ngoái đợi,/ Mây lành muôn dặm đã tươi hồng...

Có lẽ hơi choáng ngợp về các chước tác khoa học của Lê Quý Đôn nên có nhà nghiên cứu đã hơi vội vàng nhận xét: “Nói chung sáng tác của Lê Quý Đôn không có gì đặc sắc. Thơ ông không đề cập đến những vấn đề nhân sinh và xã hội có ý nghĩa trọng đại”. ( Từ điển Văn họctập 1(bộ cũ), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, trang 387)... Trong khi đó, khi nhắc đến các tập Quế đường Văn tậpQuế Dường thi tậpcủa Lê Quý Đôn, học giả Phan Huy Chú lại cho rằng: “Ông học vấn rộng khắp, hạ bút thành văn. Cách thơ đều trong sáng. Lời văn thì hồn nhiên như thiên thành, không cần suy nghĩ mà trôi chảy, dồi dào như sông dài biển rộng, không chỗ nào không đạt đến, thực là phong cách đại gia. Những người làm văn phải thu xếp bày đặt không thể so sánh được một phần” ( Lịch triều hiến chương loại chí,tập III, trang 136).

Nguồn: Văn nghệ trẻ, số 38 (512), 17/9/2006, tr 9

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.