Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/09/2013 23:07 (GMT+7)

Lão nông dân với hệ thống thủy điện mini

Năm 1996, ông Đinh Văn Khiêu rời quê hương Thái Bình vào Bình Phước lập nghiệp. Ban đầu ông cùng vợ làm thợ may, nhưng làm không đủ ăn. Ông xoay sang nghề làm vườn, vay mượn của mọi người được ít tiền, vợ chồng ông mua gần 4ha đất sình lầy và bắt tay vào đào ao, nuôi cá, làm chuồng trại. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên đàn cá, heo lớn nhanh, thu nhập của gia đình ông từ đó cũng được cải thiện. Kinh tế đã ổn định nhưng ông vẫn chưa an lòng bởi khu rẫy của gia đình chưa có điện (rẫy cách đường điện 2 km - PV), tối nào gia đình cũng phải thắp đèn dầu và không thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt thiết yếu.

Năm 2007, ông Khiêu mày mò làm hệ thống thủy điện nhỏ để tạo ra điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ý tưởng này bắt nguồn khi ông thấy con suối cạnh vườn có thể tận dụng được để tạo ra nguồn điện. Nhờ sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm cùng với quyết tâm và niềm đam mê sáng tạo, ông bắt tay vào thực hiện công trình thủy điện mini.

Ban đầu, ông gặp rất nhiều khó khăn như không lường được nguồn nước của con suối, lượng nước quá mạnh làm vỡ đập, tuabin không chạy… Nhưng ông không nản, đúc rút kinh nghiệm từ những bài học thất bại, ông đã mày mò, nghiên cứu thành công hệ thống điện sinh hoạt chạy bằng sức nước. Theo ông Khiêu, để làm được hệ thống thủy điện này, trước hết phải đắp một con đập bằng bê-tông nhằm ngăn dòng nước; đồng thời mua 2 tuabin, dây dẫn điện… Nguyên lý hoạt động của hệ thống là khi dòng nước chạy vào cánh quạt của 2 tuabin quay sẽ tác động vào hai cục điamô khiến nó quay theo và phát ra điện. Khi có luồng điện, nối ba dây điện (trong đó có 2 dây nóng và 1 dây nguội) vào bộ thu điện. Chi phí để hoàn thành hệ thống này gần 30 triệu đồng.

Ông Khiêu tâm sự: “Khi hệ thống thủy điện vận hành, những người xung quanh và người thân đều đến xem và hồi hộp chờ đợi. Thế rồi tuabin quay, tạo dòng nước xoáy, công trình thủy điện mini đã thành công và tạo ra nguồn điện phục vụ sinh hoạt”.

Nhờ hệ thống này, gia đình ông tiết kiệm được chi phí điện năng, tăng thu nhập. Trước đây, khi chưa có hệ thống thủy điện mini, gia đình phải tốn tiền xăng, dầu chạy máy nổ vệ sinh cho heo, tưới cây. Hiện 100 con heo được vệ sinh sạch sẻ, 2ha cao su xanh tốt nhờ có hệ thống thủy điện mini. Cộng thêm 7 ao cá, gia đình ông thu trên 500 triệu đồng/năm. 

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.