Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 25/02/2006 15:20 (GMT+7)

Lão “giáo sư nông dân” viết sử

Từ cậu bé mê chữ Hán

Căn phòng tầng hai của ngôi nhà cũ kỹ, độ 8m 2là nơi “giáo sư nông dân” Lê Xuân Quang, đã 82 tuổi, sống và làm việc. Chỉ có một lối đi nhỏ dẫn vào chiếc giường cũ nát, ọp ẹp. Khắp nhà toàn là sách vở cũ nát, từng đống câu đối, sắc phong, văn tự cổ xếp chồng lên nhau. Bên cửa sổ là tủ sách cũ mọt. Bên trong kê 10 cuốn sách đã xuất bản và 20 cuốn bản thảo do chính chủ nhân viết… Bốn bức tường treo kín giấy khen, bằng khen của đủ các ban ngành chức năng. “Nhà khoa học nông dân” với cặp kính “đít chai” trễ nải đang ngồi thu lu ở góc giường, dùng chiếc hòm vênh váo, méo mó để viết viết, chép chép.

Ông Lê Xuân Quang sinh ra trong một gia đình nho học. Người cha là thầy đồ của làng, cụ tổ bốn đời là cử nhân Lê Xuân Thành, người đứng đầu trong “Nam Chân tứ hổ”, nổi tiếng hay chữ thời vua Tự Đức. Hồi bé ông thi đỗ sơ lược yếu học thì mẹ mất, nhà nghèo không có tiền theo học trường Pháp Việt, ông ở nhà tự học chữ Hán do cha dạy. Rồi sau được người chú ở xóm Núi, xã Sơn Nga, Thanh Liêm, Hà Nam đưa về nuôi dưỡng và cho đi học. Mặc dù còn rất nhỏ, song cậu bé Quang đã đọc thông viết thạo chữ Hán. Dựa vào văn bia, câu đối, gia phả, và các tài liệu bằng chữ Hán, Quang đã viết những mẩu chuyện về cuộc khởi nghĩa do Đinh Công Tráng lãnh đạo ở Nham Trang. Thầy giáo bắt được mấy trang viết đã đánh ông một trận tơi bời rồi đuổi học, vì hồi đó chính quyền cấm kỵ học sinh học chữ Hán. Ông trở về quê hương và làm thuê cho một lò rèn. Nhưng lòng say mê chữ Hán và văn hoá cổ vẫn âm ỉ. Năm 1947, Quang và hầu hết thợ rèn làng Vân Chàng tản cư vào vùng Hà Trung, Thanh Hoá. Đi về nhiều nơi, có điều kiện tìm hiểu, thu thập tư liệu, ông đã hoàn thành được tác phẩm “Từ căn cứ Nham Tràng đến chiến khu Ba Đình lịch sử”.

Cuốn sách miêu tả tỉ mỉ về cuộc khởi nghĩa của lãnh tụ Đinh Công Tráng. Các nhà sử học và những người nghiên cứu về văn hoá đều ngỡ ngàng vì những phát hiện của một cậu thanh niên học hành chẳng đến đầu đến đũa ấy.

Trong những năm đi thu mua phế liệu, Quang thường rẽ vào các ngôi chùa, đền, đình, miếu để sưu tầm các dấu tích văn hoá thông qua các văn tự cổ ghi trên văn bia, câu đối, hoành phi, sách cổ… Có lần Quang bỏ nhà biệt tăm cả tháng trời, mọi người nhốn nháo đi tìm kiếm. Khi anh trở về, râu tóc xồm xoàm, người tóp teo vì thiếu ăn, thiếu ngủ. Hoá ra Quang nằm lỳ ở cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng mãi bên Lào để tìm hiểu văn hoá, lịch sử ở vùng đó.

Tới lão “giáo sư nông dân”

Nhiều ngôi làng trên khắp miền đồng bằng đều đã in dấu chân ông. Hầu hết văn bia, câu đối trong các ngôi đình, chùa ở mấy chục tỉnh thành đều đã được ông dịch nghĩa, chỉnh sửa. Mỗi lần đi đến một vùng, miền nào đó để nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, ông đều xin con dấu của chính quyền vào cuốn sổ mang theo. Chỉ tính từ năm 1981 đến năm 2000, ông đã sử dụng hết 5 cuốn sổ đầy ắp các con dấu của cơ quan nơi ông đến. Trên cơ sở đó, có thể tính được quãng đường mà 19 năm qua ông đã đi là 107.713 km, trong đó đi ô tô, máy bay, tàu hoả (chủ yếu do các hội thảo khoa học mời đến thuyết trình và mua vé cho) chỉ là 11.778 km, còn lại 95.935 km ông đi bằng xe đạp.

Ông Lê Xuân Quang là một hội viên đặc biệt của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, giáo sư Phạm Huy Thông đã cấp giấy giới thiệu cho ông đi đến khắp nơi trên đất nước để nghiên cứu, sưu tầm văn hoá. Trung ương Hội coi ông như một “đặc phái viên” của ngành.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ đi sưu tầm lịch sử, ông Quang không hề có lương. Ông sống bằng việc hì hụi viết báo, viết sách. Ông cộng tác với tổng số 38 đầu báo, tạp chí trên khắp cả nước, chủ yếu là các tạp chí chuyên ngành lịch sử, văn hoá với bút danh Minh Chính. Mỗi bài báo của ông như một công trình nghiên cứu và được bạn đọc hoan nghênh, đặc biệt là những nhà sử học có tâm huyết. Ông đã phát hiện làm sáng tỏ rất nhiều sự thật lịch sử. Trong đó, chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan ở triều Mạc gần 30 năm chứ không phải 8 năm đã gây nên cuộc bút chiến dai dẳng và phần thắng thuộc về ông. Ông đã làm sáng tỏ nửa cuối cuộc đời của Trạng nguyên Trần Văn Bảo mà lâu nay lịch sử còn bỏ trống. Ông đưa ra quan điểm nhận thức về “Tứ bất tử” một cách thuyết phục.

Dù người vợ mù loà, bệnh tật rất cần tiền mua thuốc men, song không bao giờ “giáo sư” Quang vì đồng tiền mà xuyên tạc lịch sử. Ông kể với tôi rằng, năm ngoái, có một cán bộ to của tỉnh nọ đi ô tô bóng láng đến tận nhà nhờ ông viết Thần tích về Quan Âm Thị Kính. Ông ta yêu cầu ông Quang phải viết rằng bà xuất thân ntừ một địa danh nằm trong khu du lịch để quảng bá cho hoạt động du lịch tỉnh nhà. Họ sẽ đưa vào cuốn kỷ yếu và phát hành rộng rãi. Họ trả công cho một dòng chữ xuyên tạc ấy 10 triệu đồng. Số tiền quả là rất có ý nghĩa đối với ông trong hoàn cảnh này. Ông chỉ hạ bút một buổi chiều là xong, tuy nhiên, ông không đủ can đảm để xuyên tạc lịch sử.

Nguồn sống chủ yếu của ông là tiền bồi dưỡng từ những lần đi dịch gia phả, văn bia, sửa chữa hoặc viết câu đối cho các làng, xã, dòng họ ở Nam Định và các tỉnh lân cận. Cuốn sổ ghi chép của ông cho biết, 60 năm nay ông đã dịch được trên 2.000 gia phả, viết 200 thần tích, in 10 cuốn sách.

Giờ đây, biết sức mình sắp cạn kiệt nhưng ông càng cố gắng hơn. Ông bảo: “Bằng mọi giá tôi phải hoàn thành cuốn “Dọn vườn Văn Sử Địa”, một tập hợp những chứng cứ lịch sử, khảo cổ để chỉ ra những sai sót trong sách sử bấy lâu nay vẫn được ngộ nhận.

Nguồn: Báo KH & ĐS, số 14, 17/ 2/ 2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.