Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/11/2014 14:40 (GMT+7)

Làm việc gì cũng phải từ Tâm

Sinh năm 1935, quê hương miền trung du Thanh Ba, Phú Thọ đã nuôi dưỡng bà Nguyễn Thị Thăng trưởng thành. Xuất thân trong gia đình thuần nông, tuổi thơ của bà đã trải qua biết bao khó khăn, vất vả của thời chiến. Tới 1952 bà Nguyễn Thị Thăng tham gia các hoạt động của địa phương như Ban chấp hành Thanh niên hay Hội phụ nữ,... Bằng sự nhiệt huyết và sức trẻ của mình bà nhận thức sâu sắc được rằng việc học là không thể thiếu được đối với mỗi người. Chính vì vậy bà xin đi học và được tuyển vào ngành công an năm 1953, học ở Trường Công an Trung ương. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, tại thủ đô Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, bà vinh dự cùng với nhiều người trong ngành vào tiếp quản Nha Cảnh sát Bắc Việt (bây giờ là Sở Công an thành phố Hà Nội), ở đây bà đảm nhiệm việc quản lý tổng đài điện thoại.

Thoát ly và từng bước đi lên, vượt qua nhiều khó khăn, bà đã nỗ lực hết mình cho công việc. Rồi gia đình hạnh phúc đến với bà năm 1956. Công việc cơ quan, gia đình cứ cuốn theo chân bà và cho dù vất vả mấy bà cũng cố gắng vươn lên. Năm 1962 bà chuyển công tác sang điều tra xét hỏi thuộc phòng Chấp pháp của Sở Công an Thành phố. Về sau, khi lực lượng Công an tách phân hiệu ra thành Cảnh sát và An ninh, với năng lực và niềm say mê yêu nghề của mình bà được đề bạt lên Phó phòng Cảnh sát điều tra. Năm 1987, làm trưởng phòng. Trong 3 năm (1987 - 1989) Phòng cảnh sát điều tra có 2 năm liền đạt danh hiệu Quyết thắng.
Điều đặc biệt dễ dàng nhận thấy ở bà là lòng tận tâm, mẫn cán. Mang trên mình trách nhiệm nặng nề của một trưởng phòng Cảnh sát điều tra nhưng bà vẫn vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và, khi về nhà bà lại là một người vợ, người mẹ với những tất bật đời thường của người phụ nữ. Thật đáng khâm phục!
Sau những năm tháng công tác, năm 1991, bà nghỉ hưu. Lúc này nhiều trăn trở với nghề, không cho phép mình nghỉ ngơi, bà lại tham gia công tác nghiệp vụ tư vấn Pháp luật của Hội Luật gia Hà Nội từ năm 1992. Bà đã tham gia hai khóa trong Ban chấp hành hội. Hiện nay, bà là Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật của Hội Luật gia Hà Nội, phụ trách tư vấn Chi nhánh 5 ở Tây Hồ. Với kinh nghiệm chuyên môn điều tra, tâm huyết trong lĩnh vực quản lý của mình, bà đã truyền cho thế hệ trẻ ngọn lửa nhiệt huyết với nghề, làm việc công tâm. Đối với những người trẻ mới bỡ ngỡ vào nghề bà vừa động viên vừa chỉ dạy một cách tận tình chu đáo. Bà đã từng chia sẻ rằng: Làm nghề điều tra không chỉ gánh trên vai một gánh nặng của  một người mà là gánh nặng của hai kĩ sư gộp lại - một kĩ sư điều tra, một kĩ sư tâm hồn. Chia sẻ từ đáy lòng mình, bà kể:  Cho dù công việc gì cũng phải ý thức được rằng mình làm bằng chữ “Tâm”. Đặc biệt với ngành công an, chuyên ngành điều tra thì lại càng giữ gìn phẩm chất những lời Bác Hồ dạy. Xã hội hiện nay cũng có nhiều phức tạp, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt. Chính vì vậy mà bà luôn tâm niệm trước mỗi một vụ án, lực lượng công an điều tra không chỉ làm nhiệm vụ điều tra nhằm giải quyết và xử lý mà quan trọng nữa là làm sao đưa những người mắc sai lầm, phạm tội trở về con đường chính nghĩa. Đó mới là điều mà bà và cộng sự của mình hướng tới. Bà phản đối kịch liệt sự giả dối, không minh bạch, làm giả ăn tiền của nhiều đối tượng, để con sâu bỏ rầu nồi canh.
Hôm nay, tuy tuổi cao, nhưng trí tuệ minh mẫn, bà vẫn cặm cụi tham gia công việc tư vẫn pháp luật, làm bằng chữ “Tâm” đúng nghĩa. Hình ảnh người phụ nữ cao tuổi Nguyễn Thị Thăng chính là một hình ảnh đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Sự hi sinh thầm lặng trong công việc lúc đương chức và ngay cả khi nghỉ hưu tham gia thêm công tác hội của bà được các cấp các ngành đánh giá cao. Bà vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương quân công hạng Ba;... Nhiều năm liền bà đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều Bằng khen của UBND Thành phố, Công an thành phố, Hội Luật gia Thành phố Hà Nội; giấy khen của Hội Luật gia quận Tây Hồ… Hiện bà đã có 55 năm tuổi Đảng. Bà xứng đáng là tấm gương để thế hệ trẻ noi theo. 

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.