Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/04/2008 15:35 (GMT+7)

Làm khoa học vì yêu cầu của đất nước

Sự thành danh của GS. Lê Văn Thiêm trên con đường vươn tới những đỉnh cao khoa học, theo GS. Hoàng Tụy, là cộng hưởng của ba yếu tố: niềm say mê toán học không dứt, tài năng thiên bẩm và mong muốn được cống hiến. Hội đủ cả ba tố chất đó khiến “ở tuổi 30, chàng trai đó nghiễm nhiên đã trở thành một bậc thầy toán học”(GS. Tạ Quang Bửu). Và thực tế, mới ở tuổi đời khoa học còn rất trẻ, nhưng chàng thanh niên Lê Văn Thiêm đã đưa ra lời giải đầu tiên cho Bài toán ngược của lý thuyết Nevanlina, một lý thuyết được coi là đẹp đẽ nhất của giải tích toán học đương đại. Không chỉ dừng lại ở việc chứng minh sự tồn tại nghiệm của bài toán ngược trong những tình huống tổng quát hơn so với công trình của Nevanlina, mà ông đã lần đầu tiên đưa công cụ ánh xạ á bảo giác và không gian Teichmuler vào việc giải bài toán ngược. Tư tưởng đó của GS. Lê Văn Thiêm đã được nhiều nhà toán học nổi tiếng khác như Goldberg, Weitsman, Drasin sử dụng để tiếp tục thu được những kết quả mới của bài toán này. Còn theo GS. Hà Huy Khoái, “Ngày nay, hầu như cuốn sách nào về hàm phân hình, khi nói đến lý thuyết Nevanlina, đều nhắc đến công trình đầu tiên của Lê Văn Thiêm. Không phải nhà khoa học nào đều có cái vinh dự được nhắc đến kết quả của mình hơn 60 năm sau”.

Đang sống trong tháp ngà khoa học, nhưng cách đó một phần tư vòng địa cầu là Tổ quốc đang rền vang tiếng súng của cuộc chiến tranh vệ quốc, theo tiếng gọi của Hồ Chủ Tịch, chàng thanh niên Lê Văn Thiêm đã chọn con đường về nước. Ở thời điểm “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước” một quyết định như thế quả là khó khăn. Có ý kiến cho rằng, nếu GS. Lê Văn Thiêm tiếp tục ở lại châu Âu thì có lẽ ông sẽ trở thành người đầu tiên giải trọn vẹn bài toán ngược Nevanlina, nhưng ông đã chọn con đường trở về mặc dù biết rằng vô vàn gian khổ đang chờ đón phía trước. Có lẽ, ông làm thế là bởi vì ở quê hương đang còn rất nhiều “bài toán ngược” cần giải quyết.

Để “hóa giải” những “bài toán ngược” đó, theo yêu cầu của đất nước, ông chuyển từ nghiên cứu lý thuyết sang nghiên cứu toán ứng dụng-một công việc đối với ông còn…“lạ nước lạ cái”. Và rồi hàng loạt những yêu cầu thực tiễn cấp bách như sự bền vững của các đê, đập nước hay khử mặn đất ven biển; bảo đảm giao thông trong chiến tranh phá hoại…đã được giải quyết một cách hiệu quả thông qua bài toán thấm, bài toán nổ định hướng...Và, “đáng ngạc nhiên hơn cả, trong số những công trình đầu tiên của ông về toán ứng dụng có những công trình đã trở thành kinh điển” (GS. Hà Huy Khoái).

Năm 1991, GS. Lê Văn Thiêm ra đi trong lặng lẽ, để lại cho lớp hậu bối cả một di sản khoa học, và trên hết, ông đã trở thành tấm gương say mê khoa học, là hiện thân của người trí thức yêu nước trong thời đại mới như tâm sự của GS. Hoàng Tụy, “Hình ảnh anh Thiêm làm sống dậy trong tôi niềm mơ ước từ lâu, tạo cho tôi một niềm phấn khởi vô hạn trên con đường nghiên cứu khoa học”.

Nguồn: Tiasang.com.vn, 4/2008

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.