Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/03/2012 21:06 (GMT+7)

Lạm dụng DHA có thể gây bệnh

Khi lấy mẫu sữa bột G. loại gói 400 gam do một công ty sản xuất sữa ở quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh sản xuất để xét nghiệm, kết quả được công bố mới đây từ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cho thấy: Không tìm thấy hàm lượng DHA trong sản phẩm này.

Thế nhưng trước đó, sữa này quảng cáo nguyên liệu được nhập về từ Úc và Newzealand và “đánh” vào hàm lượng DHA. Ngay cả trên bao bì sản phẩm sữa này đều ghi có DHA với hàm lượng 2 - 10mg/100 gam nhưng thực tế chả có mg nào chất được quảng cáo là “chất thông minh”.

Không chỉ đánh lừa người tiêu dùng bằng quảng cáo hàm lượng DHA cao trong sữa để đánh vào thị hiếu người dân như sữa G., trước đó Thanh tra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sau khi lấy mẫu sữa xét nghiệm tại 8 tỉnh, thành cũng cho thấy, nhiều mẫu sữa chất lượng quá kém.

Trong số 84 mẫu sữa xét nghiệm thì có tới 6 mẫu sữa không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng vi chất như DHA, canxi thấp hơn công bố hoặc hàm lượng chì cao hơn mức công bố.

Khi Bộ Y tế trực tiếp kiểm tra 19 đơn vị sản xuất kinh doanh sữa tại 8 tỉnh cũng có 26% cơ sở vi phạm về ghi nhãn sản phẩm, hàm lượng đạm và chất DHA.

Ông Nguyễn Nam Vinh - Chủ nhiệm Văn phòng phía nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết, có khoảng 200 doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu và sản xuất sữa ở Việt Nam.

Lâu nay các doanh nghiệp sản xuất sữa tự công bố tiêu chuẩn và hàm lượng các dưỡng chất trong sản phẩm của mình, trong khi đó việc hậu kiểm có đúng như công bố hay không vẫn chưa được quan tâm...

Đó cũng là lý do mà theo ông Vinh, người tiêu dùng cứ tin vào quảng cáo của hãng sữa và? chịu thiệt về mình.

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm- Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết, sự phát triển não bộ trong giai đoạn đầu đời của trẻ rất cần dưỡng chất DHA.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ vẫn chưa có nhận thức đúng về DHA nên thấy sản phẩm nào quảng cáo có DHA thì mua dùng, nghe nói thực phẩm nào có DHA là cho con ăn mà không hiểu cần phải cung cấp hàm lượng DHA bao nhiêu là đủ và cung cấp trong giai đoạn nào là thích hợp.

Theo khuyến cáo của FAO và WHO thì hàm lượng DHA cần cung cấp cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi là 0,1 đến 0,18% hàm lượng DHA của năng lượng/ngày.

Trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi cần 10 đến 12mg DHA trên mỗi kilogam trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Từ 2 đến 4 tuổi trẻ cần 100 đến 150mg DHA/ngày.

Từ 4 đến 6 tuổi cần 150 đến 200mgDHA/ngày. Từ 6 đến 10 tuổi trẻ cần 200 đến 250mgDHA/ngày.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, “DHA tự nhiên có trong trứng, thịt gà, tôm, cá hồi, cá ngừ và các loại hạt có chất dầu.

Ăn cá và các sản phẩm thủy sản thường xuyên có khả năng cung cấp đủ DHA cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên lạm dụng DHA vì nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể”.

Theo TS Lâm, DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám tạo ra sự thông minh của não và trong võng mạc. Ngoài ra, DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác.

Tuy nhiên, một chuyên gia dinh dưỡng khác cho biết, khi được chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là khi đốt cháy thành năng lượng, DHA làm tăng các gốc tự do, nguyên nhân của sự lão hóa, xơ vữa động mạch, thiếu máu.

Theo chuyên gia này không phải cứ lạm dụng DHA là thông minh hơn bình thường mà nó có khả năng gây ra các bệnh khác.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.