Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/03/2007 14:38 (GMT+7)

"Kỹ sư" dế

Nguyễn Tấn Tài không phải là nông dân, cũng chẳng học ngành nghề gì liên quan đến nông nghiệp nhưng nắm rõ từng đặc điểm quy trình nuôi dế từ giai đoạn con giống đến sinh sản, nuôi lớn và chế biến. Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí ĐH sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Tài vào làm việc cho một công ty hóa chất. Khi nghe báo chí giới thiệu anh Thanh Tùng nuôi dế ở Củ Chi, Tài tranh thủ ngày nghỉ tìm đến lân la thăm hỏi, thậm chí “mục kích” ở đây nhiều ngày với quyết tâm học cách nuôi dế. Từ vài cặp dế ban đầu nuôi khá thành công, sau đó Tài tư vấn cho người quen nuôi dế. Nhận thấy nhu cầu của người dân quan tâm ngày một nhiều trong khi các trại dế có tiếng thì giấu bí quyết, Tài viết ra quy trình nuôi và tìm đến PGS.TS. Nguyễn Thị Chắt (ĐH nông lâm TP.HCM) nhờ chỉnh sửa, bổ sung. Sau đó quy trình được đăng trên báo KHPT, được rất nhiều độc giả quan tâm gọi điện nhờ tư vấn kỹ thuật và yêu cầu in tài liệu. Đến nay Tài đã photo phát miễn phí gần 400 tài liệu và tư vấn kỹ thuật cho người dân quan tâm nuôi dế tại TP.HCM và các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Đồng Nai... Tài không trực tiếp nuôi dế mà nhận tư vấn, hướng dẫn cách nuôi dế tận nơi cho người dân. Ngoài ra, Tài cũng nghiên cứu cách sơ chế, bảo quản và chế biến các món ăn từ dế.


Quyết tâm đưa đối tượng nuôi mới đến với người dân, Tài mạnh dạn đăng ký lên sàn giao dịch và được chọn chính thức lên sàn. Đã có 3 người ngỏ lời đầu tư 200 triệu đồng cho ý tưởng này nhưng Tài chưa đồng ý. Tài cho biết, tại các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia... con dế được nuôi thương phẩm và chế biến rất nhiều món phục vụ du khách và xuất khẩu. Đầu tư nuôi dế không tốn nhiều chi phí, cách nuôi đơn giản, chỉ cần diện tích nhỏ quanh nhà là có thể nuôi dế. Chi phí bình quân tạo ra 1 kg dế thương phẩm đợt đầu (tính cả tiền nhân công, con giống, khấu hao) khoảng 76.000 đồng và giảm xuống còn khoảng 50.000 đồng/kg ở các đợt sau, giá bán dế hiện nay 200.000 - 220.000 đồng/kg. Do thị trường chưa phát triển mạnh nên đầu ra còn hạn chế, theo Tài, ban đầu nên đầu tư nuôi nhỏ và phát triển dần. Hiện tại, con dế còn bán làm thức ăn cho cá cảnh và làm mồi câu cá.


Ngoài con dế, tranh thủ ngày cuối tuần Tài đi nhiều nơi nghiên cứu những loài côn trùng mới có thể đưa vào nuôi thương phẩm. (Liên hệ Nguyễn Tấn Tài: 56/5 KP 1, P. Linh Chiểu, Thủ Đức, TP.HCM. ĐT: 0919.285183).

Nguồn: Khoa học phổ thông 2/3/2007

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.