Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 21/10/2014 16:26 (GMT+7)

“Kỹ sư” chân đất chế tạo máy phát điện

  Sau thành công bước đầu, anh Trần Thanh Thành (ngụ ấp 3, xã Bình Thới, Bình Đại, Bến Tre) tiếp tục cải tiến máy phát điện bốn cánh quạt thành máy phát điện mười cánh quạt hình trái bí thích nghi với mọi điều kiện.

Từ gió mạnh đến gió hiu hiu, máy vẫn phát ra nguồn điện trời cho. Anh được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Sáng tạo trẻ cho sản phẩm này.

Không nản chí

Nhiều doanh nghiệp đã mời anh Thành hợp đồng sản xuất số lượng lớn máy phát điện bằng sức gió hình trái bí, nhưng anh có nguyện vọng được vay vốn ngân hàng tự đầu tư cơ sở sản xuất của riêng mình.

“Mỗi hộ gia đình chỉ cần lắp đặt một máy là đủ điện cho các vật dụng gia đình. Máy có giá thành 15 triệu đồng (chưa tính chi phí vận chuyển), bảo hành năm năm. Tuổi thọ của máy là 10 năm. Tuy nhiên nếu được bảo trì định kỳ, máy sẽ có tuổi thọ cao hơn” - anh Thành tự tin nói.

Anh Thành cho biết ý tưởng chế tạo máy phát điện từ sức gió xuất hiện từ một lần đi xe đạp điện, xe hết nguồn năng lượng dự trữ trong bình điện, anh đạp xe một đoạn xe lại có điện đưa anh tới nơi cần đến.

Động tác xoay chuyển có thể tạo ra nguồn điện đã thôi thúc anh chế tạo thử máy phát điện bằng sức gió, không lệ thuộc vào nguồn điện sinh hoạt vào mùa nắng hay bị cúp cả ngày.

Bắt tay vào chế tạo máy, mọi việc khởi đầu đều không đơn giản. Do điều kiện gia đình không khá giả, nhà lại đông anh em, con đường học vấn của anh dừng lại ở lớp 9. Với mớ kiến thức ấy, để chế tạo máy phát điện quả là chuyện không tưởng, nhưng niềm đam mê sáng tạo đã luôn thôi thúc anh phải thực hiện cho bằng được ý tưởng của mình về chiếc máy phát điện.

Anh Thành đã bỏ thời gian nghiên cứu mày mò và qua bao lần thất bại bởi anh không tính được độ lệch của cánh quạt để nhận lượng gió tạo nên dòng điện.

Khi chỉnh sửa lại độ lệch để nhận sức gió nhiều hơn thì cánh quạt nhiều lần bị gãy khi gió mạnh. Đến lúc cân được sức gió tạo nên dòng điện thì mạch điện lại bị cháy...

Hàng xóm, bạn bè thấy anh thất bại, cười nhạo bảo anh là “thằng điên”. Gia đình anh lúc này hay cằn nhằn bảo sao không lo làm ăn nuôi vợ con mà lại mất nhiều thời gian vào việc không đâu!

Nghe lời chê trách, nhiều lúc anh Thành cũng nản chí nhưng rồi lòng tự ái khiến anh không bỏ cuộc. Anh kể những lúc cánh quạt “rụng” xuống, anh đợi lúc hàng xóm vắng vẻ mới lén ra ôm vào nhà chỉnh sửa lại.

Liên tục cải tiến

Sau nhiều lần thất bại, anh Thành rút kinh nghiệm hoàn thiện được máy phát điện với bốn cánh quạt có đuôi lái. Mỗi cánh quạt dài 80cm, đường kính quạt khoảng 30cm. Máy phát điện bằng sức gió này nối với tuôcbin và bình ăcquy dẫn đến các vật dụng sử dụng điện trong nhà.

Với máy phát điện bốn cánh quạt này, khi điện trữ đầy bình có thể cung cấp đủ điện cho đèn thắp sáng, quạt, tủ lạnh.

Tuy nhiên, máy vẫn còn nhược điểm: khi gió yếu hoặc gió trở chiều, cánh quạt quay bị trễ nhịp không tạo được nguồn điện liên tục. Anh nghĩ ra giải pháp là cần có cánh quạt đón gió đa chiều và anh thử chế tạo máy với cánh quạt theo hình tròn trái bí rợ.

Và anh đã thành công. Máy phát điện hình trái bí gồm mười cánh, đường kính 2m, máy đón được các chiều gió và bắt gió mạnh hơn. Nguồn điện từ sức gió được đưa vào bình ăcquy trữ lại và đưa qua bộ biến điện thành dòng điện 220V để sử dụng.

Với máy phát điện bằng sức gió hình trái bí, nguồn điện đủ cung cấp cho các vật dụng gia đình như đèn chiếu sáng, quạt, máy lạnh, tivi, bàn ủi (trừ máy lạnh). Máy thích nghi với mọi vùng đất, chỉ cần mặt bằng đặt trụ rộng 1m2, trụ cao 6-7m, mỗi hộ gia đình có thể lắp đặt một máy phát điện bằng sức gió ở vị trí khoảng trống không gian không cây cối.

Máy phát điện tốt nhất là ở vùng biển có nhiều gió. Máy có thể nâng công suất cao hơn bằng cánh quạt đường kính 5m. Máy phát điện hình trái bí của anh Thành sáng chế có ba màu: trắng, xanh, đỏ hoặc bằng inox tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng.

ks12
Anh Trần Thanh Thành nhận giấy chứng nhận sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp - Ảnh do nhân vật cung cấp

Với sản phẩm máy phát điện bốn cánh quạt, anh Thành được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Sáng tạo trẻ năm 2011 và Đài truyền hình VN (VTV2) trao giải nhất do khán giả xem đài bình chọn. Năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận sản phẩm máy phát điện bằng sức gió (máy hình trái bí) do anh Trần Thanh Thành sản xuất.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.