Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/10/2006 14:12 (GMT+7)

Kỷ niệm 76 năm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Phái yếu chinh phục chuyên ngành khoa học mạnh

“Học ngành Điện tử - Viễn thông đối với sinh viên nam đã khó, với sinh viên nữ lại càng vất vả hơn, bởi từ lý thuyết đến thực hành là một khoảng cách khá xa. Các sinh viên nữ không thua kém nam về tiếp thu lý thuyết, nhưng lại hạn chế khi bắt tay vào thực hành”. Phó Giáo sư chuyên ngành Điện tử, Bí thư chi bộ Khoa Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Việt Hương tâm sự: “Để thành công, sinh viên nữ nói riêng và các nhà khoa học nữ nói chung phải phấn đấu gấp đôi và điều quan trọng hơn cả là phải vượt qua chính mình”.

Tập thể nữ cán bộ Khoa Điện tử - Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội đã vượt “rào cản” ấy, vượt qua “chính mình”. Hiện nay, trong số 104 cán bộ Khoa Điện tử - Viễn thông chỉ có 27 nữ, nhưng trong số này có tới 3 PGS.TS, 1 TS, 7 thạc sĩ. Cả khoa có 5 PGS.TS thì phái nữ đã chiếm 3: PGS.TS Phạm Minh Hà, PGS.TS Hồ Anh Tuý và PGS.TS Nguyễn Việt Hương. Họ là những “trụ cột” tham gia xây dựng chương trình giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên. Đó là những “nữ tướng” không chỉ thành đạt trong công tác nghiên cứu khoa học, trên cương vị quản lý, mà còn vẹn tròn công việc gia đình, PGS.TS Phạm Minh Hà, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa, đồng thời là nữ Chủ nhiệm Khoa Điện tử - Viễn thông duy nhất từ lúc thành lập cho đến nay, từng làm chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học được đánh giá cao, như các nghiên cứu về: mã hoá tiếng Việt, những nét cơ bản về mã hoá cũng như phương pháp mã hoá, các lĩnh vực hiện đại của điện tử viễn thông, an ninh mạng... Bà còn là người đầu tiên chuẩn bị giáo trình cho môn học kỹ thuật mạch điện tử - do các môn máy phát, máy thu và khuếch đại hợp lại.

PGS.TS Nguyễn Việt Hương - người may mắn được đào tạo rất cơ bản về máy tính - điện tử ở Liên Xô cũ, chính là người phụ nữ đầu tiên của nước ta trúng tuyển vào học ngành máy tính ở Học viện Kỹ thuật châu Á (AIT); sau đó lại chỉ mất 2 năm để lấy được tấm bằng tiến sĩ tại trường Đại học tổng hợp Misk. Năm 1990, khi PGS.TS Nguyễn Việt Hương trở về nước cũng là lúc ngành công nghệ thông tin bắt đầu phát triển tại Việt Nam . Công nghệ thông tin “gõ cửa” được từng nhà một phần cũng là nhờ công nghệ vi điện tử phát triển nên giá thành máy tính thấp. Cô Hương là một trong những người chung tay khởi tạo nền móng của Khoa Điện tử - Viễn thông, liên tục là một trong những khoa “hot” nhất của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Để giúp sinh viên học tập thuận lợi hơn, PGS.TS Nguyễn Việt Hương trực tiếp tham gia biên soạn nhiều tài liệu cho những môn học mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội như: Kỹ thuật mạch điện tử, Xử lý số tín hiệu, Trường điện tử, ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu, mô hình hoá và mô phỏng, CAD/CAM...

Bên cạnh việc giảng dạy, các PGS “tóc dài” ở khoa Điện tử - Viễn thông còn tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. PGS.TS Hồ Anh Tuý với các đề tài nghiên cứu được đánh giá cao như: Nhận dạng tín hiệu điện tim và ứng dụng tại bệnh viện Thanh Nhàn; nhận dạng vân tay trên máy tính; ứng dụng wavelet để nén ảnh và dùng cho thông tin di động. PGS.TS Nguyễn Việt Hương với các công trình: Đào tạo từ xa qua mạng về Công nghệ thông tin; Hệ thống tự động hoá kiểm soát và quản lý sinh viên sử dụng công nghệ mã vạch và công nghệ nhận dạng vân tay; Nghiên cứu tương thích và tối ưu số liệu, hình ảnh, âm thanh của các hệ thống thông tin di động và quảng bá; Nghiên cứu và triển khai hệ thống đa phương tiện trong giáo dục và đào tào... Noi gương các bậc “tiền bối”, các gương mặt nữ trẻ của Khoa Điện tử - Viễn thông Trần Ngọc Lan, Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Thuý Anh... đã và đang có những đóng góp trong chuyên môn và các hoạt động của khoa, của trường.

Với những đóng góp của mình, các cán bộ nữ Khoa Điện tử - Viễn thông Đại học Bách Khoa đã chứng tỏ: Phụ nữ Việt Nam đã đứng vững và “sáng giá” trong cả những lĩnh vực khoa học tưởng chừng không thích hợp với họ. Phái yếu đã chinh phục được chuyên ngành khoa học mạnh: Điện tử Viễn thông.

Nguồn: Tin tức, số 2304, 19/10/2006, tr 5

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.