Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 31/08/2012 19:32 (GMT+7)

Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa

Tác giả của hai tác phẩm nổi tiếng

Sinh ngày 14-7-1898 trong dòng tộc nho gia có truyền thống, Dương Quảng Hàm sớm được giáo dưỡng lòng yêu nước, thương nòi. Thân phụ Dương Trọng Phổ và anh trai cả là Dương Bá Trạc đều tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục rồi bị đi đầy ở Côn Đảo năm 1909, đã sớm tác động đến tình cảm và nhận thức của Dương Quảng Hàm khi ông 11 tuổi. Mẹ hiền thay cha nuôi anh em ăn học, ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm trên phố Cửa Bắc, học khóa đầu tiên của trường cùng với cụ Nguyễn Văn Hiếu, cố Chủ tịch MTTQHN. Năm 1920, tròn 22 tuổi, ông tốt nghiệp thủ khoa và được bổ nhiệm dạy học ở trường Bưởi, từ đó, ông bắt đầu sự nghiệp của “người chở đò tận tụy” và nghiên cứu say mê nền văn học nước nhà.

Những năm đầu tiên, giáo sư (GS) dạy môn sử, địa, tiếng Việt, tiếng Pháp bậc tiểu học, sau chuyển sang dạy Việt văn bậc trung học. Đọc những dòng lưu bút của cụ Nguyễn Văn Hiếu, người cùng dạy ở trường Bưởi với GS Dương Quảng Hàm, chúng ta càng hiểu rõ những khó khăn của những bậc thầy yêu nước, có tinh thần dân tộc sâu sắc: “Anh Hàm và tôi trao đổi ý kiến riêng với nhau: Chúng ta cần phải tự học thêm nữa mới có thể làm nổi nhiệm vụ mới… Trong những năm đầu, dạy những giờ quốc văn là một việc rất khó khăn, vì không có một sách giáo khoa nào, mà cũng không có nhiều tài liệu có thể giúp cho việc soạn bài giảng dạy. Mãi đến khi có cuốn Quốc văn trích diễmcủa Dương Quảng Hàm biên soạn, xuất bản thì mọi người đều hoan nghênh và dùng nó để giảng dạy trong giờ tập đọc và giảng Việt văn. Đây là một tài liệu đầu tiên giúp cho các nhà giáo miền Bắc có thể dạy học sinh trung học phổ thông một cách tương đối nghiêm chỉnh, đúng đắn”. Điều sâu xa thúc đẩy GS Dương Quảng Hàm biên soạn cuốn sách này, không chỉ vì nhà trường không có tài liệu giảng dạy Việt văn mà chính là lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc đã ngấm vào tâm huyết ông.

Trong sự nghiệp khai phá và phát sáng ấy, GS Dương Quảng Hàm kết hợp chặt chẽ tư tưởng Nho giáo yêu nước với sự “hiện đại hóa” theo phương pháp mới. Ông thạo Hán học và lại giỏi tiếng Pháp. Những tác phẩm mang đậm tính nhân văn của văn học Pháp và các trường phái nghiên cứu văn hóa - khoa học của các học giả phương Tây đã là cánh cửa mở ra thế giới rộng lớn cho ông để tinh luyện nhuần nhuyễn các giá trị văn hóa Đông - Tây: “mượn các phương pháp khoa học của Tây phương mà nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nền văn hóa của nước mình”. Sách Việt văn giáo khoa thư dùng cho bậc cao đẳng tiểu học xuất bản năm 1940 và sách dùng cho bậc phổ thông trung học gồm Việt Nam văn học sử yếu, Việt Nam thi văn hợp tuyển (xuất bản năm 1943) là bước phát triển liên tục và nâng cao giá trị văn hóa của nền văn học nước ta. Có thể nói, hồn cốt của tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục được ông gìn giữ và phát huy ngay trong ngôi trường mà Pháp “bảo hộ”, trong đó Việt Nam văn học sử yếu là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam.

Gắn bó và kết hợp chặt chẽ giữa dạy học và nghiên cứu - biên soạn sách cho nhà trường, GS Dương Quảng Hàm để lại cho lớp học trò và hậu sinh không chỉ phong cách đạo đức mẫu mực của người thầy mà còn để lại công trình văn học vô giá cho dân tộc với lòng tự tôn, tự hào sâu sắc: “Dân tộc ta là một dân tộc có sức sinh tồn rất mạnh… thâu thái lấy cái tinh hoa của nền văn minh Pháp mà làm cho cái tinh thần dân tộc được mạnh lên để gây lấy một nền văn học vừa hợp với hoàn cảnh hiện thời, vừa giữ được cái cốt cách tổ truyền. Đó là cái nhiệm vụ chung của các văn gia nước ta ngày nay vậy”.

Không lùi bước trước hiểm nguy

Cách mạng Tháng Tám thành công, GS Dương Quảng Hàm và một số trí thức yêu nước như Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Ngô Tất Tố… được Chủ tịch Hồ Chí Minh trọng dụng, cử ngay vào làm việc trong các bộ của Chính phủ lâm thời và các ngành của Nhà nước dân chủ cộng hòa. GS Dương Quảng Hàm được cử làm Thanh tra học vụ rồi Hiệu trưởng trường Chu Văn An (tức trường Bưởi), ngôi trường mà ông đã gắn bó 25 năm giảng dạy và biên soạn sách giáo khoa). Năm 1945 và 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần đến thăm trường Chu Văn An. Cảm kích tấm gương suốt đời hy sinh cho dân cho nước của Người, vả lại, tính ông vốn nghiêm cẩn, mô phạm trong mọi việc, GS Dương Quảng Hàm đã dọn đến trường ở để việc quản lý được sâu sát. GS Dương Trọng Bái, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, là con thứ của GS Dương Quảng Hàm nhớ lại: Từ lâu, gia đình tôi vẫn ở phố Hàng Bông. Lúc ấy, cha tôi quyết định đến ở trong trường. Mẹ tôi nói: Từ Hàng Bông đến trường đầm còn gần hơn đến trường Bưởi, việc gì ông phải đến ở đó, nhưng cha tôi nói: “Hiệu trưởng phải ở trong trường để có việc gì thì giải quyết ngay”.

Tháng 11-1946, Hà Nội đã chộn rộn, bất an. Không khí chuẩn bị kháng chiến thấm vào những ngôi nhà cổ mái ngói thâm nâu và cả những biệt thự trên phố Tây hay nhà lá đơn sơ ở khu lao động ven đô. Ngôi nhà 98A Hàng Bông cũng như nhiều nhà khác trên phố cổ đã vắng ngắt: Bà Dương Quảng Hàm đã đưa các con nhỏ (Duyên, Cương, Minh) về quê Phú Thị tản cư trước. Các con trai và con gái đã là thanh niên đều tham gia công tác của chính quyền cách mạng; còn GS Dương Quảng Hàm vẫn nghiêm cẩn, mẫn cán với trọng trách hiệu trưởng và nghiên cứu sách. Lúc này ông đang dịch truyện Kiều ra tiếng Pháp. Ông dịu dàng bảo vợ khi bà nóng ruột giục ông đi tản cư: “Chưa có lệnh cho Hiệu trưởng tản cư; mình về quê, nếu Bộ có chỉ thị gì thì biết tìm mình ở đâu”. Khi chiến sự ngày 19-12-1946 nổ ra, bà Dương Thị Thoa (tức Lê Thi, con gái GS Dương Quảng Hàm) nhớ lại: ngay đêm đó, khi tôi ở trong Đội Tuyên truyền xung phong của Liên khu I đến nơi tập trung đồng bào đi tản cư bị kẹt ở nhà in Ngô Tử Hạ, đầu phố Lý Quốc Sư, phát cơm cho mọi người thì bất ngờ gặp cả cha mẹ. Tôi không ngờ, đó là lần cuối cùng gặp người cha thương yêu, người giữ nghiêm nếp nhà gia giáo nhưng có tư tưởng dân chủ - bình đẳng nam nữ, cho cả bốn con gái đi học như các con trai và theo cách mạng.

Trong cơn gió bụi của chiến tranh tàn khốc, khi hai vợ chồng giáo sư được tự vệ dẫn đường đến tập trung ở đình Hàng Bạc, chuẩn bị thoát ra vùng tự do bằng đường đi bí mật dưới chân cầu Long Biên (có bọn Pháp gác ở trên) thì bị lạc nhau. Và họ mất nhau từ đó. Năm 1998, trong dịp hội thảo về thân thế và sự nghiệp của GS Dương Quảng Hàm, GS Đặng Nghiêm Vạn, nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo, lúc đó là tự vệ Liên khu II, đã nói rõ: Thời gian đó tôi đã từng gặp giáo sư với nhiệm vụ tìm cách đưa ông ra vùng tự do. Một số học trò khác của ông đã xác định được thời gian và địa điểm ông ngã xuống. Đó là một ngày cuối tháng 12-1946, giáo sư cùng một số người dân được dẫn đi theo đường Lê Văn Hưu - Hàm Long - Lò Đúc để xuống bến Phà Đen ra hậu phương. Một ổ súng liên thanh của địch ở Hàm Long đã bắn chéo sang phố Lê Văn Hưu, cướp đi người giáo sư ở tuổi 48, cái tuổi đang chín và tỏa sáng tài năng. Trang dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp vẫn đang để giữa chừng.

Lời tri ân

Ngày 5-7-2000, lễ truy điệu Liệt sỹ, GS Dương Quảng Hàm đã được tổ chức trang trọng ở Hà Nội.

Như vầng trăng sáng vằng vặc giữa trời, GS Dương Quảng Hàm đã cho chúng ta thấy: giữa bao biến động thời cuộc, mưa Âu - gió Mỹ, Nhật “đồng chủng da vàng”, con đường của người thầy, người chiến sỹ trên mặt trận giáo dục - văn hóa chân chính trong thời hội nhập văn hóa Đông - Tây, từ giữa thế kỷ XX đến nay, chính là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để cống hiến tận tâm, tận lực cho nền văn hiến của dân tộc.



Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.