Kỷ niệm 100 năm ngày mất của Pierre Curie
Tên ông ( Curie) được áp dụng để đặt cho đơn vị liên quan đến sự huỷ biến phóng xạ.
Điểm Curielà nhiệt độ gây mất từ trường của sắt, cobalt và kền.
Định luật Curieđề ra mối liên quan giữa nhiệt độ tuyệt đối và tính nghịch từ của một chất.
Sau khi kết hôn ngày 26.7.1895 với Marie Sklodowska (người Ba Lan), Pierre Curie cùng vợ tiếp tục công trình nghiên cứu và đã trích được từ “pechblende” (chất có chứa một tỷ lệ lớn oxid uran), chất polonium vào tháng 7.1898. Chất poloniumcó vị trí 84 trong bảng tuần hoàn Mendeleiev.
Vào tháng 12.1898, Pierre và Marie đã trích được chất radium, chiếm vị trí thứ 88 trong bảng Mendeleiev. Vào năm 1902, sau 45 tháng hoạt động và nghiên cứu, Pierre và Marie đã có được 1 decigram radiumtinh khiết.
Radiumlà một đơn chất, ký hiệu Ra, số nguyên tử 88, trọng lượng nguyên tử 225,97; thuộc nhóm phóng xạ. Uranium là chất phóng xạ đầu tiên phát hiện bởi H. Becquerel vào năm 1896. Pierre và Marie Curie phát hiện hoạt tính phóng xạ của radium. Radium có nhiều ứng dụng trong y học. Các nhà vật lý, y học, nhà phẫu thuật có thể sử dụng Ra như nguồn tia xuyên sâu, như dụng cụ để đốt mô hay dao phẫu thuật. Tia xạ được dùng để diệt khuẩn, làm chậm sự nảy mầm các hạt. Trong y học, xạ trị giúp điều trị rất nhiều loại ung thư.
Pierrevà Marie Curie có thể trở nên giàu có, nếu đăng ký bản quyền của phát minh này, nhưng họ cho rằng phát minh của họ sẽ thuộc về toàn thế giới, và họ sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình cho những kỹ sư có nhu cầu. Họ vẫn tiếp tục giảng dạy ở Đại học Sorbonne, Pierre phụ trách khoa vật lý và Marie ở Trường Đại học sư phạm Sèvres.
Đến 10.12.1903, Viện Hàn lâm khoa học Stockholmthông báo giải Nobel Vật lý được trao tặng cho H.Becquerel, Pierre và Marie Curie. Đến 5.6.1905, vợ chồng Curie được mời đến Thuỵ Điển nhận giải thưởng. Đến 3.7.1905, Pierre Curie được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Pháp và sau đó, được cấp một phòng thí nghiệm gồm 2 phòng ở đường Cuvier.
Ngày 19.4.1906, Pierre Curie trên đường về nhà, bị một xe ngựa chở hàng đụng và qua đời.
Pierre Curie là một trong nhóm người dành cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học. Từ lúc còn trẻ, Ông đã ham mê nghiên cứu và dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, Ông đã miệt mài nghiên cứu thực hiện được mơ ước của thời niên thiếu.