Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/08/2022 10:03 (GMT+7)

Kon Tum: Khơi dậy đam mê sáng tạo kỹ thuật trong thanh thiếu niên, nhi đồng

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng của tỉnh (Cuộc thi) luôn là sân chơi bổ ích, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, tiếp thêm động lực, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Qua Cuộc thi, nhiều ý tưởng, sáng kiến được đề xuất, phát huy; nhiều sản phẩm có tính ứng dụng rộng rãi trong học tập, lao động.

tm-img-alt

Nhiều mô hình, sản phẩm có thể ứng dụng vào thực tế cuộc sống

Sinh ra trong những gia đình là người dân tộc thiểu số Xơ Đăng thuộc xã Văn Lem, huyện Đăk Tô, em A Na Vinh, học sinh lớp 9 và Y Yến, học sinh lớp 8, Trường TH - THCS Văn Lem chứng kiến cha mẹ và người dân trong làng gặp nhiều khó khăn trong việc tách hạt ngô khi thu hoạch về. Vì vậy, hai em đã cùng lên ý tưởng chế tạo ra một chiếc máy với mong muốn giúp người nông dân đỡ vất vả hơn trong việc tách hạt ngô.

Em Y Yến cho biết: “Việc đưa ý tưởng vào hiện thực không hề đơn giản. Chúng em phải nghiên cứu qua sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè, chọn lựa từng loại thiết bị phù hợp… Bên cạch đó, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong trường nên sau một thời gian thiết kế tiến hành lắp ráp, “Máy tách hạt ngô” ra đời.

Cấu tạo của máy gồm tấm bảo vệ, thân máy, cần bỏ cùi, trục chuyển động, trục tròn xoay có gắn vít, ổ bị, tụ bù; động cơ điện quay là máy Kama 10. Hoạt động của máy thông qua động cơ điện chuyển động tròn đều trên các thanh có gắn vít tách các hạt ngô ra khỏi cùi, dùng cần đẩy cùi xuống và đi ra theo đầu ra của sản phẩm. Sản phẩm của hai em được Hội đồng giám khảo Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ lần thứ 14 năm 2021-2022 đánh giá cao về ứng dụng của nó.

Cũng là một nghiên cứu nhằm giúp người phơi cà phê giảm công sức lao động sau khi đưa vào chế biến. Hai em Lê Thanh Hà, học sinh lớp 11 và Ngô Tuấn Anh, học sinh lớp 10 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Đăk Hà) đã nghiên cứu, thiết kế ra “Máy đảo cà phê từ động cơ 50 phân khối”.

Hai em đã tận dụng sườn xe rùa để đỡ động cơ máy nổ; các thiết bị như: khung máy, bánh xe và bánh lái, nhong chuyền, dây cu roa, thanh truyền, dàn phay đảo và tấm chẵn bảo vệ, đề, tay ga, công tăc, bình ắc quy, mobin và một số phụ tùng cần thiết khác cho máy đã được các em nghiên cứu lắp ráp để máy hoạt động. Sau khi hoàn thành và đưa vào thử nghiệm, máy có thể đảo 25 tấn cà phê trên sân phơi có độ dày 10cm chỉ mất từ 25 đến 30 phút. Trong đó một người đảo khỏe với lượng cà phê tương tự phải mất khoảng 3 đến 4 giờ; máy chế tạo gồm 4 chế độ nên sử dụng được các sân phơi cà phê dày hay mỏng. Bên cạnh đó, máy còn chế tạo có thể sử dụng xới đất, vun luống, rẽ luống bằng cách thay lưỡi đảo.

Đây chỉ là 2 trong số hàng chục mô hình, sáng tạo tiêu biểu tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng lần thứ 14 năm 2021-2022. Được triển khai từ tháng 9/2021 đến tháng 7/2022, Cuộc thi lần thứ 14 đã thu hút hút 68 mô hình, sản phẩm tham gia; có 27 mô hình, sản phẩm đạt giải, gồm: 01 giải Nhất;  04 giải Nhì, 08 giải Ba, 14 giải Khuyến khích. Nhìn chung, Cuộc thi có sự tham gia ngày càng đông của các đối tượng dự thi, nhất là đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số; hầu hết ý tưởng sáng tạo được xuất phát từ thực tiễn học tập, cuộc sống ở địa phương; một số sản phẩm có sự đầu tư về thiết kế, gia công, cải tiến kỹ thuật và tạo được sản phẩm có ứng dụng mang lại hiệu quả trong thực tiễn, có ý nghĩa đối với việc dạy và học, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Anh A Xây - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, thành viên Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh cho biết  “Việc tổ chức phong trào sáng tạo kỹ thuật ngày càng quy mô hơn về số lượng và chất lượng, các cá nhân tham gia hoạt động sáng tạo ngày càng tăng. Các nhà trường, cơ sở Đoàn, Đội đã thực hiện tốt công tác hỗ trợ các thí sinh trong việc lên ý tưởng, thực hiện mô hình, sản phẩm, góp phần mang lại kết quả cao cho Cuộc thi này”.

Đến nay, qua 14 lần tổ chức, Cuộc thi đã thu hút hàng trăm mô hình, sản phẩm dự thi; có 135 mô hình, sản phẩm đạt giải cấp tỉnh, trong đó có 5 mô hình, sản phẩm đạt giải toàn Quốc. Đặc biệt sản phẩm “Máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị” của 2 tác giả Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã đạt Giải Nhất Cuộc thi sáng tạo TTN-NĐ toàn quốc lần thứ 13 (năm 2017) được cử tham dự và đã đạt huy chương Đồng tại Triển lãm sáng tạo trẻ quốc tế năm 2018 (IEYI 2018) tại Ấn Độ

Theo ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Phó Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh, Cuộc thi đã tạo ra sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo thanh, thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh tham gia. Qua đó, giúp các bạn trẻ thể hiện ý tưởng, sáng tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống, sản xuất và học tập; là một sân chơi khoa học bổ ích và thiết thực, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.