Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 30/10/2020 18:19 (GMT+7)

Kon Tum: Cậu học trò nhí đam mê sáng tạo

Năm nay mới 10 tuổi, nhưng Vàng Anh Khoa, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã có hai mô hình, sản phẩm tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên - Nhi đồng tỉnh Kon Tum (Cuộc thi) và cả hai lần đều đạt giải Ba cấp tỉnh.

Vàng Anh Khoa nhận giải Ba tại Cuộc thi lần thứ 12 năm 2019-2020

Cuộc thi lần thứ 11 năm 2018-2019 Vàng Anh Khoa tham gia với sản phẩm “Nhà thông minh “SMAST HOME”. Theo thiết kế, mô hình được vận hành tự động, được lập trình theo sở thích của chủ nhà. Các thiết bị trong nhà được điều khiển thông qua App ứng dụng khi có sóng wifi, 3G. Qua đó tiết kiệm điện và hạn chế hư hỏng các thiết bị điện trong gia đình.

Tại Cuộc thi lần thứ 12 năm 2019-2020, Vàng Anh Khoa mang đến Cuộc thi sản phẩm “Hệ thống đo mức độ ngập lụt ứng dụng công nghệ Internet of things (IoT)”. Thiết bị có thể cảnh báo ngập lụt ở các khu dân cư, các tuyến đường có hệ thống cống rãnh và cảnh báo tràn bồn nước hộ gia đình thống qua điện thoại thông minh hoặc gmail; có thể giám sát ở bất kỳ nơi nào có Internet, tiết kiệm được thời gian, năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí lắp đặt.

Vàng Anh Khoa chia sẻ: “Có một lần em được mẹ dẫn đến nhà học sinh của mẹ, là một xã vùng khó khăn, để đến được nhà phải qua một cây cầu nhỏ. Vào mùa mưa, cây cầu luôn bị ngập do lũ lụt, khiến việc đi lại gặp khó khăn, nhiều bạn học sinh không thể đến trường. Từ đó em mới nảy ra ý định thiết kế ra một hệ thống cảnh báo được tình hình ngập lụt để có thể phát hiện sớm được tình hình lũ lụt có thể xảy ra, nhất là tại các vùng khó khăn”.

Với đam mê và đặc biệt là có năng khiếu về môn tiếng Anh và tin học, cùng sự giúp đỡ của Chú ruột, Vàng Anh Khoa đã sáng chế ra mô hình “Hệ thống cảnh báo ngập lụt ứng dụng công nghệ Internet of things (IoT)”. Hệ thống hoạt động tự động theo lập trình, không gian, giám sát trực tiếp trên laptop, điện thoại, màn hình LCD, được điều khiển thông qua App ứng dụng khi có sóng wifi, 3G.

Hệ thống gồm 2 phần chính: Phần cứng được làm bằng từ que gỗ, xốp, hoa và cỏ nhựa; Kit Node MCU ESP8266, dây nối, điện thoại Smartphone dùng hệ điều hành Android hoặc IOS, màn hình LCD 16x2 + Module 12C, cảm biến siêu âm HC-SR04. Phần mềm điều khiển thiết bị được viết nạp vào ESP 8266 MOD qua ứng dụng Arduino IDE và cài đạt ứng dụng App Blynk cho Android hoặc IOS.

Vàng Anh Khoa cho biết: “Hệ thống đo mức độ ngập lụt chỉ mới sử dụng Modun Wifi ESP8266, thời gian tới em sẽ nghiên cứu bổ thêm modun RF, Bluetooth đảm cho hệ thống hoạt động khi mất wifi”.

Anh Vàng Minh Tuấn  (bố của Khoa) cho biết: “Dù nhà không khá giả gì nhưng tôi vẫn tạo điều kiện cho cháu thỏa sức đam mê sáng tạo. Cháu nó rất ngoan, rất thích nghiên cứu về tin học. Mỗi lần cháu nó đi học về, chưa kịp ăn cơm là liền ngồi vào chiếc máy vi tính, mày mò nghiên cứu. Đến khi biết cháu đã tự tìm tòi và sử dụng khá thành thạo máy vi tính thì quả tôi cũng bất ngờ, đương nhiên cháu cũng nhận được sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè cháu, nhưng tôi cho đây là một sự sáng tạo”

Cô giáo Hồ Thị Thúy Duyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Đăk Tô đánh giá: “Từ năm lớp 1 đến lớp 4 Khoa đều đạt học sinh xuất sắc và đặc biệt là Khoa rất có năng khiếu về các học tự nhiên. Nếu có điều kiện đầu tư học tập, chắc chắn con đường nghiên cứu khoa học, sáng chế của em sẽ còn tiến xa hơn nữa. Tôi hy vọng các mô hình, sản phẩm của em sẽ được ứng dụng vào thực tiễn để giúp ích cho xã hội”.

Quang Mạnh

Xem Thêm

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...