Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/05/2008 15:26 (GMT+7)

“Khúc sông bên lở bên bồi”

1. “Khúc sông bên lở bên bồi”, thành ngữ ấy là sự tổng kết quy luật duy trì bền vững của một dòng sông, quy luật tất yếu của tự nhiên mà con người phải khôn khéo chế ngự cho phù hợp, mềm dẻo thích nghi.

Sông Hồng là dòng sông lớn và dữ dội nhất nước ta và có lẽ cũng là dòng sông biến động mạnh trên thế giới, chỉ sau sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Bởi vậy nhân dân ta đã lao động sáng tạo bền bỉ tích tụ hình thành hệ thống đê điều trong suốt chiều dài mười thế kỷ cho đến ngày nay, bắt đầu từ trung lưu cho đến cửa biển, nơi rộng nơi hẹp theo thế đất, thế sông bên lở bên bồi.

Với chiều dài trên một ngàn một trăm cây số, chảy trên nước ta năm trăm cây số. Từ Việt Trì nơi hợp lưu của 3 dòng sông lớn: sông Thao, sông Đà và sông Lô, xuôi về đến Hà Nội trên tám mươi cây số thì đây là khúc sông luôn biến động, thế sông thường thay đổi. Đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp bắt đầu chỉnh trị sông Hồng bằng hệ thống kè và đặc biệt sau cách mạng tháng Tám đến nay Đảng và Nhà nước ta đã tập trung cao độ cho công tác chỉnh trị sông Hồng một cách toàn diện để đưa dòng sông dần vào thế ổn định theo quy luật của nó, hạn chế thiên tai.

Có một nhà khoa học thuỷ lợi đã giành trọn cuộc đời để nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng – Giáo sư Vũ Tất Uyên, công trình của ông đã được các thế hệ chỉnh trị sông ứng dụng, kế thừa và phát triển tạo được thế sông ngày càng ổn định, công trình khoa học đó xứng danh được nhận giải thưởng cao của nhà nước

2. Công trình Đại Thuỷ nông Bắc Hưng Hải tưới tiêu cho trên hai trăm ngàn ha đến nay đã tròn năm mươi tuổi, ít ai biết hoặc còn nhớ trước ngày khởi công công trình này ít năm, ta đã đào kênh Hưng Thái Ninh có quy mô tầm cỡ chỉ cách cửa vào sông Bắc Hưng Hải sau này chừng vài trăm mét, đào xong nước không chảy vào và công trình thất bại, dấu tích ngày nay vẫn còn. Vì vậy, công trình Bắc Hưng Hải với sự giúp đỡ của các chuyên gia thuỷ lợi Trung Quốc đã được nghiên cứu rất kỹ quy luật của dòng sông để chọn đúng điểm rơi của thế sông làm cho dòng nước chảy vào thuận nhất ít bị bồi lắng, quyết định sự thành công của công trình. Có một chi tiết cần nói thêm theo thiết kế ban đầu trong hệ thống công trình còn có công trình cống chắn cát ngay cửa sông dẫn nước vào để chống bồi lấp, các chuyên gia phân vân về hiệu quả và sự cần thiết nên đã đưa ra một giải pháp làm công trình tạm thử nghiệm bằng hệ thống cọc bê tông và phên nứa chắn cát. Sau vài năm thử nghiệm thấy giải pháp công trình là không cần thiết, cách làm thận trọng và đơn giản đã loại bỏ được một hạng mục công trình lớn mà theo thời giá ngày nay cũng đến cả trăm tỷ đồng. Đó là những kinh nghiệm đáng cho chúng ta nghiền ngẫm.

3. Hệ thống sông Hồng và các chi lưu của nó có một dòng sông chết, đó là sông Đáy có cửa vào tại Hát môn, nơi ghi dấu tích bi hùng của Hai Bà Trưng. Do quy luật vận động của dòng sông mà cửa Hát môn bị bồi lấp nên mùa kiệt không có nước chảy vào. Vì vậy các kĩ sư Pháp đã xây đập phân lũ Sông Đáy vào những năm ba mươi của thế kỉ trước vừa ngăn lũ thấp để tạo cho vùng hạ du tiêu được nước mùa mưa, và khi gặp lũ lớn thi phân lũ để bảo vệ thủ đô Hà Nội. Tiếc rằng công trình đồ sộ ấy từ khi xây dựng đến nay đã trên bảy mươi năm chưa một lần vận hành thành công. Sau lũ lịch sử năm 1971 ta đã cải tạo lại công trình này. Rồi ý tưởng làm sống lại dòng sông Đáy đã nung nấu trong nhiều thế hệ thủy lợi. Thời ông Nguyễn Cảnh Dinh làm Bộ trưởng Thủy lợi đã để tâm đến vấn đề này, song vì quy luật bồi lấp của cửa Hát Môn rất phức tạp nên đã có hướng chọn vị trí công trình tiếp nước vào sông Đáy ở thượng nguồn sông Tích tại Bến Mắm, Sơn Tây. Đến đầu thế kỷ này Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định hệ thống công trình tiếp nước vào sông Đáy có tên là cống Cẩm Đình ngay tại cửa Hát Môn nơi mà Bộ Thủy lợi trước đây “sợ”, nhiều cán bộ thủy lợi lâu năm cũng đã có can ngăn đến Bộ trưởng, nhưng rồi công trình vẫn được đầu tư với số vốn cả trăm tỷ đồng, nay công trình chưa xong đã thấy hai lưỡi cát bồi chắn trước cống. Khúc sông, bên lở, bên bồi và bài học kinh nghiệm cẩn trọng ở công trình Bắc Hưng Hải lại nhắc nhở chúng ta.

4. Mấy năm nay, về mùa khô nước sông Hồng tại Hà Nội ngày càng cạn kiệt, tháng 3 năm 2006 mực nước 1m36 được coi là mực kiệt lịch sử một trăm năm qua, thế rồi mùa khô năm 2007 lại xuống mức 1m12 và rồi tháng 2 năm Mậu Tý này cạn xuống chỉ còn 0,8m. Người Hà Nội qua cầu Long Biên không còn nhìn thấy dòng sông Hồng cuộn chảy ngàn năm nữa! Giao thông đình trệ, các cửa lấy nước không có nước chảy vào! Một khi các nhà máy thủy điện vận hành với mục tiêu đảm bảo có lợi nhất về điện và còn có tác động của các nhà máy thủy điện của Trung Quốc ở Thượng nguồn nữa thì dòng chảy sinh thái sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự cực đoan này do chính con ngườii tạo ra, tần suất lịch sử không còn ý nghĩa nữa. Và theo quy luật, dòng sông sẽ tạo lại thế cân bằng mới, các biến đổI về luồng lạch về sự bồi xói sẽ diễn ra phức tạp đe dọa đến sự bền vững của hệ thống đê điều cũng như các nhu cầu kinh tế dân sinh khác. Đã đến lúc phải có sự đối xử bình đẳng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội sinh thái để đảm bảo cho sự sống trường cửu của dòng sông.

5. Dự án thành phố sông Hồng do các chuyên gia Hàn Quốc lập đang được sự quan tâm của dư luận thủ đô và cả nước, các ý kiến ủng hộ cũng nhiều và phản bác cũng lắm.

Cái hay nổi trội của dự án là tìm ra hướng đột phá tích cực để hình thành một khu đô thị hiện đại, tăng được khả năng thoát lũ xóa đi tất cả sự manh mún, lộn xộn, hỗn tạp và cản lũ của một vùng dân cư vốn được hình thành do sự buông lỏng quản lý của chúng ta. Đó là mặt tích cực cần phát huy để hoàn chỉnh dự án sớm được thực hiện.

Song còn quá ít sự am tường cặn kẽ về đặc thù cấu tạo của đoạn sông này và những hệ lụy của dự án chưa được tính đến một khi mới nhìn ở góc hẹp của kiến trúc đô thị và thoát lũ.

Bốn mươi KM sông Hồng chảy qua Hà Nội chứa đựng biết bao điều kỳ bí của thiên nhiên với vai trò điểm chốt quyết định đến hình thái của toàn bộ hệ thống sông Hồng từ trung lưu đến hạ lưu, lan tỏa sang cả hệ thống sông Thái Bình bởi phân lưu sông Đuống, nguồn nước có tính quyết định cho hệ thống sông này; bởi các kè chỉnh trị sông có vai trò quyết định sự ổn định của lòng sông, thế sông phần lớn nằm ở đoạn này.

Bãi giữa Sông Hồng là một thực thể trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên, nhưng lại xem nó như một vết sẹo làm xấu đi vẻ hùng vĩ của sông Hồng mà có lúc người ta nghĩ có thể đem sức mạnh của thời đại để đào bỏ nó đi, hay như dự án Sông Hồng đào gọt và bọc cứng cải tạo lại thật đẹp để hình thành công viên sinh thái.

Thiên nhiên hình thành bãi giữa Sông Hồng như là cái nêm để chỉnh trị để điều tiết linh hoạt quy luật biến động của dòng chảy Sông Hồng ở điểm chốt quan trọng nhất này. Điều tiết sự phân lưu phù hợp vào sông Đuống, điều tiết hình thái dòng chảy, thế sông phía hạ du. Để đảm bảo cho luồng lạch vận tải và cảng sông tại Vĩnh Tuy, các chuyên gia vận tải thuỷ cũng chỉ làm hệ thống kè mềm (cọc bê tông và phên nứa) phía đầu bãi tại Tứ Liên.

Sự thay đổi hình thái bãi giữa làm thay đổi thế cân bằng mềm dẻo của dòng sông nên có thể sẽ làm biến động toàn bộ các cửa lấy nước tưới quyết định sự sống còn của nền nông nghiệp Đồng bằng Sông Hồng. Liệu rồi các cửa lấy nước tại trạm bơm Đan Hoài tưới cho 20 ngàn ha, cửa Ấp Bắc tưới cho 15 ngàn ha, cửa Liên Mạc tưới cho 100 ngàn ha và cửa Xuân Quan (Bắc Hưng Hải) tưới cho 200 ngàn ha có bị biến động bởi các bãi bồi mới hình thành do thế cân bằng mới của khúc sông, và từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu nông dân và khi đó nhà nước hàng năm phải chi một khoản ngân sách lớn để duy trì hoạt động của các công trình này.

Với lượng phù sa rất lớn, thế cân bằng mới của dòng sông cũng có thể sẽ bồi lấp lại xoá đi dấu tích các bờ kè mà các nhà quy hoạch đô thị dự tính bao bọc bãi giữa mới, chứng tích các kè sông sau khi hình thành thường được phủ kín lại một lớp phù sa, có khi dấu kín trong những bãi bồi mới. (Kè Chương Dương)

Dòng sông có sức sống và hồn thiêng của nó. Đôi điều tản mạn về sự trải nghiệm với khúc sông bên lở bên bồi để chúng ta tìm đến sự hoà thuận với thiên nhiên, có cách nhìn toàn diện trong thế vận động để cải tạo, đê chinh phục một cách tốt nhất tránh cách làm cực đoan, khiên cưỡng. Hãy khôn khéo đừng để thiên nhiên nổi giận khi hãy còn chưa muộn.

Xem Thêm

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.
Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.
Thanh Hoá: Phản biện quy hoạch khu công nghiệp Hà Trung
Sáng ngày 24/9/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” .

Tin mới

Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Hoa, cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Thái Bình
Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cả nước có trên 50.000 ha sản xuất hoa cảnh, cây cảnh. Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung lớn, gắn với những làng nghề truyền thống lâu đời. Tiềm năng phát triển sinh vật cảnh của cả nước và nhiều địa phương là rất lớn. Nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh ngày càng tăng, bình quân 12 - 15%/năm...
Khẳng định và lan tỏa giá trị của sách khoa học
Nhằm lan tỏa và xây dựng văn hóa, phương pháp đọc sách khoa học, từ đó góp phần khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà và thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức - nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách khoa học”
Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
7 giải pháp cấp bách để các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển
Phát triển mô hình chung cho các tạp chí khoa học thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu thật kỹ, bởi tính đa dạng của các tạp chí này trong sự phát triển nhanh của báo chí và truyền thông dưới tác động của cộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.