Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/04/2025 10:29 (GMT+7)

Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL

Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.

Chủ trì hội thảo: Bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn, phản biện, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam(Liên hiệp Hội Việt Nam); Ông Lâm Thành Đắc, Chủ tịch Liên hiệp Hội Bạc Liêu;  Ông Phạm Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bạc Liêu.

Tham dự Hội thảo hơn 70 đại biểu đại diện Liên hiệp hội tỉnh và Sở Nông nghiệp và Môi trường một số tỉnh, thành Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng đại diện lãnh đạo các Sở, Ngành, Đoàn thể, Hội thành viên, Tổ chức liên kết, Ủy ban nhân dân, Phòng Kinh tế/Nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp, các Trường, một số Công ty/Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, bà con nông dân, cơ quan truyền thông tại tỉnh Bạc Liêu.

Hội thảo với mục tiêu: Đánh giá thực trạng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL. Đồng thời đề xuất giải pháp triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” đạt hiệu hiệu quả và phát triển bền vững.

Phát biểu Khai mạc, ThS Lâm Thành Đắc nhận định: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL; Đề án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2024-2025): Tập trung vào 200.000 ha. Giai đoạn 2 (2026 - 2030): thêm 800.000 ha. Đề án đưa ra mục tiêu chung: Hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp với diện tích một triệu héc-ta, tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển ngành lúa gạo bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu khu vức ĐBSCL. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta; 100% diện tích sản xuất có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc tổ chức nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích. Mục tiêu đề án nêu rõ:  Kết quả ban đầu phải giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng; tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải. Đề án là "luồng gió mới", thể hiện quyết tâm mới của Chính phủ trong việc từng bước hiện đại hoá ngành sản xuất lúa gạo của cả nước, không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người nông dân ĐBSCL, mà còn góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và giảm phát thải khí nhà kính.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Bà Bùi Kim Tuyến, Trưởng Ban Tư vấn phản biện Liên hiệp Hội Việt Nam chia sẻ: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam, Liên hiệp Hội địa phương và trí thức khoa học và công nghệ cả nước. Cần phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và tinh thần xây dựng của, đội ngũ trí thức khoa hoc và công nghệ của Liên hiệp hội tỉnh. Hội thảo là diễn đàn khoa học cho nhà quản lý, người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp địa phương đánh giá thực trạng cụ thể Đề án sau hơn 1 năm triển khai, đồng thời có những đề xuất giải pháp để tiếp tục thực hiện Đề án có hiệu quả hơn, đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Hội thảo tập trung vào các nội dung lớn: Thực trạng và định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững theo đề án vùng Đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang; Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; thực trạng và giải pháp liên kết bao tiêu sản phẩm nhằm thực hiện  để án; công tác chuẩn bị tham gia thực hiện Đề án tại tỉnh Bạc Liêu; Nông nghiệp hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Các Diễn giả và đại biểu tập trung phân tích, thảo luận các vấn đề quan trọng như: Giải pháp, xây dựng chuỗi liên kết và thúc đẩy sản xuất lúa theo hướng bền vững; Định hướng hỗ trợ HTX, THT nâng cao năng lực, cải thiện điều kiện sản xuất và thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị; Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ giới hóa vào sản xuất phục vụ thực hiện Đề án.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Ông Lâm Thành Đắc  cho biết: Các ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học sẽ là nguồn tư liệu quý báu để các cơ quan đồng chủ trì Hội thảo tổng hợp, xây dựng báo cáo, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền triển khai Đề án thực hiện việc chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

tm-img-alt

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Xem Thêm

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.