Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 31/12/2007 23:45 (GMT+7)

Khoa học “nhí” làm rôbốt “nhí”

Đa dạng robot

Tại Triển lãm những công trình sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do Quỹ hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức tháng 9/2007, những con robot thu hút khá nhiều sự quan tâm của khách tham quan.

Robot Help là sản phẩm được sinh ra từ ý tưởng trong từ Help (trợ

Ảnh 2: Robot lát gạch giúp, hỗ trợ) của em Lê Văn Lợi, học sinh lớp 12 ở Mỹ Đức, Hà Tây. Robot này có thể giúp đỡ con người di chuyển các đồ vật nguy hiểm như bom mìn, chất phóng xạ, chất độc hóa học, thuốc trừ sâu độc hại hoặc trợ giúp con nguời thực hiện một số việc trong phòng thí nghiệm. Mô hình được gắn hai động cơ khỏe, hệ thống băng tải xích và bánh lái trợ giúp để có thể di chuyển trên mặt đường gồ ghề, có thể nhấc được vật nặng 3 kg. Tại vị trí cố định, robot có thể xoay 360o để cầm và thả đồ vật dễ dàng. Lợi cho biết, vì không có nhiều tiền nên em đã làm chú robot của mình bằng tay, nhưng nhờ đó mỗi chi tiết trên chú robot này đều được trau chuốt cẩn thận và tỉ mỉ. Lợi được nhận giải nhất và giải mô hình đẹp nhất của Ban tổ chức cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2007.

Cũng xuất phát từ những việc làm hàng ngày của người công nhân xây dựng, Lê Dũng Hiệp (sinh năm 1990) ở Nông Cống, Thanh Hóa đã nghĩ tới con robot lát gạch tự động. Với cấu tạo gồm 4 phần: đường ray, phần bỏ xi, bỏ gạch và giầm gạch, con robot này có thể thực hiện việc lát gạch nhanh, gọn. Hiệp cho biết: 1 người công nhân lành nghề có thể phải mất tới 40 giây để lát xong 1 viên gạch, nhưng robot lát gạch chỉ mất 10 giây. Tùy vào cấu tạo, robot có thể điều chỉnh lát 3 - 4 viên/10 giây. Quan sát con robot này mới thấy được sự tính toán công phu của Hiệp. Chỉ riêng phần giầm gạch phải có tới 3 chi tiết nhỏ gồm bình nén khí, van điện hơi và xi lanh hơi. Hiệp tâm sự: Để làm được robot lát gạch tự động, em chi mất 3 triệu đồng. Phần cho máy chỉ hết 2 triệu, còn 1 triệu em chi cho đi lại từ Thanh Hóa ra Hà Nội để mua môtơ và làm mạch. Những thứ này Thanh Hóa không có. Đoạt giải ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc, Hiệp vui nhưng lại lo lắng: Nếu lát gạch trong nhà, đường chỉ giữa 2 viên gạch nhỏ máy hoạt động rất tốt. Nhưng nếu lát ở đường lớn máy chưa làm được. Em sẽ tiếp tục nghiên cứu, thiết kế máy cho phù hợp.

Một robot nữa cũng khá độc đáo do em Phạm Xuân Hùng sinh năm 1989 (Tân Kỳ, Nghệ An) nghiên cứu chế tạo có tên là "Robot phun thuốc mini". Robot này có khả năng di chuyển nhiều hướng, có thiết bị quan sát bằng camera không dây để truyền hình ảnh từ robot tới màn hình tivi hoặc vi tính. Có thể điều khiển từ xa theo hệ radio sóng ngắn trong bán kính 70m. Khi nhận lệnh từ cơ cấu điều hành, bình phun thuốc dạng bột hoặc dạng lỏng gắn bên sẽ hoạt động. Hùng cho biết: Từ khi đại dịch cúm gia cầm xuất hiện em nghĩ ngay tới 1 cái máy làm thay con người phun hóa chất và vệ sinh chuồng trại. Máy cũng có thể ứng dụng cả trong công nghiệp hóa chất.

Cần được hỗ trợ

Mặc dù ý tưởng của các "nhà khoa học nhí" đã được thể hiện bằng những mô hình thực song để đưa vào ứng dụng trong cuộc sống còn rất nhiều khâu cần được hoàn thiện thêm. Nói như GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc - Chủ tịch Hội Robot: Những sáng tạo này mới ở mức "phát triển tự nhiên". Các em còn thiếu những kiến thức về kỹ thuật cơ bản. Do vậy để trở thành những sản phẩm có ích cần được hỗ trợ để những ý tưởng này hoàn thiện.

Em Hiệp bày tỏ: “Giá như có một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó hỗ trợ để em tiếp tục hoàn thiện mô hình, đưa vào ứng dụng thực tế thì tốt quá. Giờ em vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm nhưng không biết làm thế nào để sản xuất nhiều và ai sẽ là người sử dụng”. Còn Lợi cho biết, nếu được đưa vào ứng dụng trong thực tế, em sẽ cải tiến thêm một số ứng dụng như bộ phận cảm nhận hình ảnh bằng camera và điều khiển được bằng tự động hóa để có thể sai khiến được robot bằng lập trình.

Chắc chắn đây không chỉ là mong muốn của riêng Hiệp hay Lợi mà là mong muốn chung của những “nhà khoa học nhí” muốn được góp sức mình vào sự nghiệp khoa học của nước nhà.  

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 96 (2023), 10/10/2007, tr 6

Ảnh 2: Robot lát gạch

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.