Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/04/2006 13:47 (GMT+7)

Khoa học công nghệ ở đồng bằng sông Cửu Long: Trái cây - thua do đâu?

Cây giống S.O.S

Tại vùng sản xuất giống cây ăn trái chủ lực ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và Long Hồ (Vĩnh Long), bây giờ là thời điểm tất bật nhất để kịp tung cây giống ra thị trường trước khi bắt đầu mùa mưa. “Năm nay, cam sành và quýt đường hút hàng mạnh”, một chủ vựa xuýt xoa khi thấy khách mua từ khắp nơi, kể cả ở khu vực miền Đông đất đỏ ùn ùn kéo về bê vác các hom cây đã được buộc, gói, che chắn cẩn thận.

Không khí “người người làm giống, nhà nhà làm giống” có thể cảm nhận ở mọi nơi. Tất cả đều sản xuất ngoài trời, không thể kiểm soát được số lần lấy hom Volka Meriana ươm làm gốc ghép, bo ghép thì lấy từ vườn nhà. Thực trạng sản xuất ồ ạt, không tuân thủ quy trình quản lý sạch bệnh đang đe dọa cả vùng trái cây ĐBSCL.

Một cán bộ khuyến nông thừa nhận: Theo tiêu chuẩn khuyến cáo, hạt chanh Volka Meriana ươm lên cắt lấy đọt giâm lại làm gốc ghép 1 là phải bỏ. Nếu lấy quá nhiều lần sẽ giảm sức sinh trưởng, khả năng kháng bệnh rất kém. Song tất cả lời khuyên đều vô nghĩa trước sức hút của đồng tiền, không ai nhớ nổi đã bao nhiêu lần lấy hom Volka Meriana giâm làm gốc ghép. Sự bát nháo này cũng giống như trong lãnh vực thủy sản mà có lần chị Ba Sương ở Nông trường Sông Hậu tâm sự: “Phải có lương tâm và trách nhiệm mới làm giống được. Giống là hàng đầu. Ai đời con giống bố mẹ nhập về cứ đè ra bắt đẻ suốt ngày. Sức nào chịu thấu!”.

Trong lãnh vực cây ăn trái, sản xuất theo quy trình khép kín gốc ghép là phải đi thu gom trái chanh Volka Meriana về gieo, cứ 1-1,5 năm là phải lo nguồn gốc ghép mới (3.000-5.000 cây Volka Meriana con). Ươm cây con lên lấy cắt đọt giâm 3 lần là bỏ nguồn gốc ghép này, gieo mới nguồn gốc ghép khác. Bo ghép phải mua tại Trung tâm giống Vĩnh Long, Tiền Giang, Viện Cây ăn quả miền Nam với giá 500 đồng/bo.

Thời gian sản xuất 7,5 tháng mới đủ tiêu chuẩn xuất bán… Và như vậy giá thành khoảng 6.500 đồng/cây, trong khi cây “trôi nổi” giá chỉ khoảng 4.000 đồng/cây. Như vậy, làm sao người làm cây sạch bệnh trong nhà lưới có thể cạnh tranh được? Làm đúng khuyến cáo của nhà khoa học thì lấy đâu ra tiền trang trải? Thứ nhất, nguồn hạt giống Volka Meriana thiếu trầm trọng và giá tới 350 USD/kg vẫn không có để mua. Thứ hai, cũng lại vấn đề “đầu tiên” – sản xuất cây có múi theo quy trình nhà lưới sạch bệnh phải tốn kém cỡ 100 triệu đồng mới tạm “trông được”. Bỏ cả núi tiền vào nhưng bao giờ mới lấy lại đồng vốn?

“Luật hóa” và tổ chức lại hệ thống sản xuất

“Khổ lắm, nói mãi rồi mà mấy người chịu nghe!” – TS (TS) Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thổ lộ khi chúng tôi đặt vấn đề về tình trạng giống cây, về nhà vườn khốn đốn vì cây nhiễm bệnh. Ông khẳng định tuy có đi sau các nước khác về ứng dụng KHCN trong lãnh vực cây ăn trái, song về “hàm lượng chất xám” ta không thua kém các nước trong khu vực. “Ngoài chuyện phát hiện và bảo tồn các giống quý hiếm của Việt Nam như bưởi da xanh, nhãn xuồng cơm vàng, cam không hột, sầu riêng Chín Hóa…, về mặt giải quyết bệnh vàng lá cho cây có múi thì chúng ta là “anh chị” trong khu vực”.

TS Châu nhấn mạnh. Theo ông, ta “thua” là tại “ta thả nổi giống, không có chính sách rõ ràng và không có hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây có múi”. Ông cho biết giải quyết vấn đề không khó nếu làm đúng quy trình do viện đề ra: Cây đầu dòng sau khi được bình tuyển và được làm sạch bệnh được viện lưu trữ trong nhà lưới. Cây lấy mắt ghép S1, do viện nhân giống vô tính từ cây S0, sau đó cung cấp cho các trung tâm giống tỉnh để cung cấp cho các vườn ươm tư nhân sản xuất cây giống xác nhận S2. Cây S1 phải được giám định bệnh mỗi năm một lần và chỉ được dùng trong 3 năm để hạn chế đột biến do lấy mắt.

Như vậy, chỉ có cây xác nhận S2 (sạch bệnh) mới được lưu hành. Cây không rõ nguồn gốc không được lưu hành. Với hệ thống sản xuất này, nếu được xác lập thì tất cả cây xác nhận S2 từ 1 hoặc 2 cây đầu dòng chất lượng sẽ giống nhau, đảm bảo cây sạch bệnh và góp phần giải quyết bệnh vàng lá greening trên cây có múi. TS Châu trầm ngâm: “Không có luật thì kỹ thuật cũng bó tay. Các nước khác quy định không được trồng cây có bệnh và phải chặt bỏ nếu phát hiện cây có vấn đề bệnh lý. Ta thì miễn bàn.

Nhìn rộng sang các vấn đề chất lượng và khả năng xuất khẩu, TS Châu buồn bã: “Người dân phải thay đổi thói quen. Đến giờ chúng ta mới phấn đấu cho cây thanh long đạt được tiêu chuẩn GAP (an toàn cho người tiêu dùng, cho sản xuất và cho môi trường). Đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn này để xuất khẩu rất khó. Tôi lấy ví dụ như thanh long muốn xuất khẩu được – có nhãn GAP – ngoài đủ thứ yêu cầu còn cần phải có nhà đóng gói và… nhà tiêu cho người sản xuất nữa. Không thể cứ nhè cây mà tiểu vô. Một năm chúng tôi phải tập huấn cho các địa phương 4-5 lần, hết sửa tới sửa lui mà vẫn chưa xong”.
Rõ ràng, để tạo thương hiệu cho trái cây VN, không liên kết, không có các quy định chặt chẽ là chúng ta sẽ còn thua dài dài. Ở đây vai trò “bà đỡ” của nhà nước được đặt ở vị trí trọng tâm. Một mình “ông” Bộ NN-PTNT không thể kham nổi chương trình rau quả với đích đến là năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, mà nhất thiết phải “liên bộ”, “liên ngành”, “liên tỉnh”… dưới sự điều hành trực tiếp của một cơ quan quản lý nhà nước cấp cao hơn bộ.

Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng 12/4/2006

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.