Kháng sinh nhóm quinolon Fluoroquinolon
Từ ngày có kháng sinh, các bệnh do vi khuẩn không con là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu. Cách đây 40 năm, chỉ có 20 hoặc 30 kháng sinh là có thể giải quyết các bệnh. Rồi, các vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện. Các kháng sinh là một trong những nguyên nhân sản sinh các gốc vi khuẩn kháng thuốc do kháng sinh được sử dụng bừa bãi trong điều trị và cả trong chăn nuôi.
Trong chăn nuôi, kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh cho vật nuôi và để tăng năng suất. Vì vậy, xuất hiện các vi khuẩn kháng với tất cả kháng sinh. Tổ chức Y tế thế giới (OMS) mới đề ra kháng sinh dự trữ(kháng sinh mới hữu hiệu, phổ rộng rất cần cho chữa trị). Nếu sử dụng bừa bãi, sẽ tạo nguy cơ vi khuẩn kháng với kháng sinh này. Trong các kháng sinh dự trữ có: Vancomycin, Cephalosporin thế hệ 3, Quinolon (trong đó có fluoroquinolon).
Fluoroquinolon là nhóm dược phẩm kháng sinh tổng hợp có chứa quinolon và dẫn chất fluor.
Các sản phẩm của nhóm bao gồm Ciprofloxacin, Enoxacin, Fleroxacin, Flumequin, Lomefloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin, Sparfloxacin, Levofloxacin, Grepafloxacin, Gatifloxacin.
Công thức hoá học của Ciprofloxacin chlorhydrat:
1-cyclopropyl 6 fluoro 1-4 dihydro 4-oxo 7 (piperazinil) 3-quinolein carboxylic chlorhydrat.
Đặc tính dược lý:
Kháng sinh tổng hợp phổ rộng.
Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn
Các quinolon ngăn cản sự tổng hợp DNA của vi khuẩn. Ngoài ra, còn có tác dụng trên RNA, ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
Các quinolon thế hệ thứ nhất chỉ có tác dụng diệt khuẩn Gram (-) đường tiết niệu và tiêu hoá. Không có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa).
Các quinolon thế hệ thứ hai còn được gọi là fluoroquinolon thế hệ đầu (pefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, ciprofloxacin…) có mặt trong những năm 1987-1997, có tác dụng khác nhau đối với các enzym nhưng không đồng đều.
Đến quinolon thế hệ thứ ba, tức các fluoroquinolon thế hệ mới (levofloxacin, trovafloxacin, gatifloxacin (từ 1999) có tác động cân bằng trên cả 2 enzym, vì vậy phổ kháng mở rộng trên Gram (+) nhất là các nhiễm khuẩn đường hô hấp và vi khuẩn khó kháng thuốc hơn vì phải đột biến 2 lần trên 2 enzym đích.
Các fluoroquinolon thế hệ thứ hai có phổ kháng khuẩn rất rộng so với quinolon cũ, có đặc tính chống trực khuẩn Gram (-): Escherichia coli Klebsiella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương, Citrobacter, Salmonella, Shigella, Hemophilus influenzae, Legionella, nhưng cũng tác dụng lên Pseudomonas aeruginosa, cầu khuẩn Gram (+) như Staphylococcus aureus.Tuy nhiên, các tụ cầu khuẩn vàng kháng meticillin thường kháng toàn bộ các fluoroquinolon.
Một số kháng sinh, nhất là Ofloxacin có hoạt tính kháng Mycobacterium.
Ngoài các đặc tính dược lý nêu trên đây, các fluoroquinolon có sinh khả dụng cao, tới 90% (pefloxacin), ít gắn với protein huyết tương (10% với ofloxacin). Chúng rất dễ khuyếch tán vào các tế bào trong phần lớn các mô và đặc biệt là xương, tuyến tiền liệt, các dịch như dịch não tuỷ. Thời gian bán thải từ 4 giờ (ciprofloxacin) đến 12 giờ (pefloxacin). Nồng độ thuốc trong tuyến tiền liệt, thận, đại thực bào, bạch cầu hạt cao hơn trong huyết tương).
Các fluoroquinolon phổ rộng như Ciprofloxacin rất cần thiết để điều trị.
- Các trường hợp bệnh thương hàn và các dạng Salmonellalan toả kháng với chloramphenicol, với amoxicillin và với kết hợp trimethoprim/sulfamethoxazol.
- Các trường hợp lỵ khuẩn nặng do Shigellakháng với 3 thuốc trên và với tetracyclin.
- Bệnh lậu và hạ cam.
- Các bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện Gram (-) như Escherichia coli, Klebsiella spp và Pseudomonas aeruginosakháng với các thuốc chính yếu như amoxicillin, tetracyclin, piperacillin, chloramphenicol và gentamicin.
Cho nên, để tránh tình trạng kháng thuốc, fluoroquinolon hiện được xem như bửu bối cuối cùng, dùng làm kháng sinh dự trữchỉ được sử dụng trong bối cảnh ngặt nghèo.
Do đó, fluoroquinolon không được phép sử dụng rộng rãi, bừa bãi để tránh sản sinh ra các vi khuẩn kháng fluoroquinolon.
Cấm dùng kháng sinh khi sử lý thuỷ sản để tránh tạo nguy cơ sản sinh vi khuẩn kháng – kháng sinh. Con người dùng thức ăn có chứa kháng sinh sẽ có nguy cơ kháng với kháng sinh, khó chữa trị khi mắc bệnh.
Nguồn: Thuốc & Sức khoẻ, số 296, 15/11/2005