Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/06/2008 23:00 (GMT+7)

Kháng sinh đã đảo lộn thế giới y học

- Liên cầu khuẩn Streptococus(thường trú ở họng);

- Phế cầu khuẩn Diplococus pneumoniaegây viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai mũi họng;

- Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphteriae;

- Cả xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidumlây lan qua đường tình dục.

Ông đặt tên hoạt chất chiết được từ nấm là Penicillin.

Sau vài năm, năm 1932, trong khi nghiên cứu các phẩm nhuộm hoá học, Gerhard Domagk (Đức) đã tìm ra thuốc tiêm Prontosil, có thể chữa trị cho chuột bị nhiễm khuẩn Treptococcus. Từ đó, sulfamid, chất kháng khuẩn tổng hợp hoá học đầu tiên ra đời.

Tiếp tục công trình của Fleming, phải 15 năm miệt mài nghiên cứu, các nhà khoa học mới sản xuất được nấm Penicilliumvà sử dụng trong y khoa. Tại Trường Đại học Oxford (Anh), các nhà sinh hoá học Boris Chain và Howard Walter Florey đã xác định được đặc tính của Penicillium và thử nghiệm ở người.

Vào mùa hè 1942, ở Hoa Kỳ 129 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lậu cầu ( Neisseria gonorrhoeae) đã được chữa lành khi được điều trị với penicillin.Từ đây, penicillin thật sự trở thành một dược phẩm.

Ở Pháp, lúc đó đang bị Đức chiếm đóng, BS Nitti, Viện Pasteur Paris tuy đã được Fleming tặng một mẫu nấm Penicilliumđể nghiên cứu, nhưng do Viện thường xuyên bị kiểm soát ngặt nghèo đã phải bí mật nuôi cấy nấm ở tầng hầm của Viện Pasteur và khó đạt số lượng penicillin lớn.

Ở Anh, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp được penicillin lên cơ sở chất trích từ ngô “Corn Steep liquor” nhập từ Mỹ.

Từ 1945, các công ty Dược Merck, Squibb và Pfizer hợp tác với các nhà khoa học để sản xuất penicillin.

Streptomycin, dược phẩm kháng lao được tìm ra vào năm 1943. Trong khoảng 1945 -1965, các nhà nghiên cứu đã phát minh phần lớn các kháng sinh có mặt trên thị trường hiện nay: chloramphenicol,chỉ định cho bệnh thương hàn, tetracyclin (1948) cho bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, phổi, phế quản, vancomycin, gentamicin… Các kháng sinh ngăn chặn được các bệnh bạch cầu, giang mai, bệnh sốt phátban và đã cứu sống được cả triệu người. Penicillin được coi là thuốc thần kỳ chữa được rất nhiều bệnh. Ở Hoa Kỳ, bệnh viêm phổi, bệnh lao là nguyên nhân gây 25% các ca tử vong và 1960, đến 1990, thìchỉ còn 4%. Nhờ các kháng sinh, con người đã sống thọ hơn. Vào 1900, tuổi ước sống ở Pháp chỉ là 45, nay lên 80. Trong 35 năm ước sống thêm, phải kể có 10 năm là nhờ kháng sinh.

Giờ đây, nhiều vi khuẩn đã kháng với penicillin, do thuốc bị lạm dụng, sử dụng quá mức hay không đúng yêu cầu, một số vi khuẩn không còn nhạy cảm với 8 hoặc 10 kháng sinh khác nhau. Bệnh lao, một thời bị streptomycin khống chế, nay đã trỗi dậy với đại dịch AIDS và giết hại hàng năm cả 3 triệu người. Hiện nay, muốn tránh được tình trạng kháng thuốc, cần phối hợp 2 hay 3 kháng sinh hoặc phải có liên tục những kháng sinh mới. Tiếc thay, từ 1970 sáng kiến lụi dần.

Ngày 15 -6 -2005, một kháng sinh mới -Tygacil của Công ty Wyeth, sản xuất từ sự lên men vi khuẩn được chào đón và hoan nghênh nhiệt liệt. Tygacil được chỉ định cho các bệnh nhiễm trong khoang bụng và nhiễm trùng da.

Một trong những nguyên nhân kháng thuốc là sử dụng ồ ạt kháng sinh trong chăn nuôi để chữa bệnh và bổ sung vào thức ăn tăng trưởng gia súc nên năm 1974, châu Âu đã cấm sử dụng penicillin, tetracyclin, và nhiều kháng sinh khác để nuôi thúc súc vật.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.