Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/05/2014 19:47 (GMT+7)

Khái niệm về các loại phân bón hữu cơ

1. Phân chuồng

Đặc điểm:Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng hóa học.

* Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp:

+Ủ nóng (ủ xốp):Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60 – 70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1 – 2% lân super, sau đó trét bùn che phủ cho kín, hằng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30 – 40 ngày, ủ xong là sử dụng được.

+Ủ nguội (ủ chặt):Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt: Đống phân ủ rộng khoảng 2 – 3m, cao 1,5 – 2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5 – 6 tháng.

+ Ủ nóng trước nguội sau:ủ nóng 5 – 6 ngày, khi nhiệt độ 50 – 60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

2. Phân rác

- Đặc điểm:Là phân hữu cơ được chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ… ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

- Cách ủ:Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20 – 30cm xếp thành lớp, cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày, đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc

3. Phân xanh

- Đặc điểm:Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu như điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

- Cách sử dụng:Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

4. Phân vi sinh

- Đặc điểm:Là chế phẩm phân bón được sản xuât bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ. hoặc hút đạm tự nhiên để bổ sung cho đất và cây.

Các loại phân trên thị trường:

-  Phân vi sinh cố định đạm:

+ Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…

+ Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

-  Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loai phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

-  Phân vi sinh phân giải chất xơ: Chứa các chủng vi sinh tăng cường phân giải xác, bã thực vật..

    Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.

Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh:Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1 – 6 tháng (chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

5. Phân sinh học hữu cơ

-    Đặc điểm:Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…

Sử dụng:Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: Cây ăn quả, lúa, mía..

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.