Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/01/2006 14:47 (GMT+7)

Khai mạch nước ngầm trên cao nguyên đá

Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ niềm vui vô bờ bến của bà con nhân dân ở thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) được thực hiện qua một phóng sự truyền hình. Đó là thời điểm gần cuối tháng 5 năm 2005, khi đoàn khảo sát, thăm dò khoan thành công ba giếng nước ngầm ngay trên vùng cao nguyên đá quanh năm thiếu nước của họ. Ngày giếng khoan đi vào hoạt động cấp nước cũng là ngày bà con nơi đây ghi nhận như một sự kiện đặc biệt quan trọng của cả vùng. Từ khắp mọi nhà, trẻ em, thanh niên đến người già đều rủ nhau đi hứng nước, tắm rửa, giặt giũ, gùi nước về nhà…Nương rẫy sản xuất từ bao năm nay chỉ gieo được ngô khi mùa mưa tới, nay bà con có thể chuyển nùa gieo hạt mà không phải đợi nước từ ông trời ban xuống… Đây là thắng lợi lớn nhất, đặc biệt nhất trong nhiều “chiến công” mà các nhà Khoa học Liên hiệp khoa học địa chất và du lịch đã lập được trên suốt chặng đường 10 năm khảo sát, thăm dò tìm nguồn nước phục vụ nhân dân.

Anh Lê Trung Kiên (Phó giám đốc Liên hiệp), là một trong những người tham gia đoàn thăm dò tìm ra nguồn nước ở thị trấn Đồng Văn cho biết, ý tưởng thăm dò, khảo sát ở vùng đất này được hình thành từ năm 2003. Huyện Đồng Văn nằm trên vùng cao nguyên núi đá của tỉnh Hà Giang, có độ cao gần 1000 m so với mực nước biển. Ở đây, quanh năm người dân sống trong cảnh thiếu thốn nước sinh hoạt, sản xuất phải đi gùi nước suối cách nhà hàng chục cây số. Nước lấy về cũng chỉ đủ cho việc nấu ăn, chưa nói gì đến phục vụ các sinh hoạt thường ngày khác. Từ trước tới này, ở Đồng Văn, đi lấy nước, gùi nước là một công việc rất quan trọng đối với đời sống của dân. Hằng ngày mỗi gia đình thường phải dành ra hai lao động chuyên đi chắt nước ở các khe đá đem về. Chật vật cả ngày có người cũng chỉ được gần một chum nước. Do nguồn nước khan hiếm nên bà con ở đây không sản xuất lúa nước được mà phải trồng ngô. Nhưng ngay cả việc trồng ngô cũng phụ thuốc rất nhiều vào thời tiết. Trước đây, đã có một số dự án đầu tư cho việc khảo sát thăm dò tìm nguồn nước ở đây nhưng đều thất bại. Có những dự án tốn kém hơn ba tỷ đồng mà cũng đành phải “bó tay”. Đồng Văn vẫn “khát” cho đến khi các nhà Khoa học của Liên hiệp khoa học địa chất và du lịch quyết tâm thử sức mình bằng cuộc hành trình khai mạch nước ngầm ở đây.

Đầu năm 2004, đề nghị đó của Liên hiệp được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang đồng tình ủng hộ. Tháng 12 năm 2004, Liên hiệp cử đoàn khảo sát thực địa, gồm 6 người do TS Lê Huy Y (Giám đốc liên hiệp) làm trưởng đoàn. Qua nhiều lần khảo sát nghiên cứu kỹ, đến tháng 5 – 2005, đoàn quyết định khoan thăm dò tại các điểm thị trấn Đồng Văn, Phó Bảng, Lũng Phìn, Lũng Táo (huyện Đồng Văn). Tại Lũng Phìn, đoàn đã phải khoan tới 11 mũi nhưng chưa tìm được nguồn nước. Ở Lũng Táo, do khó khăn về nước thử nên công việc phải tạm hoãn đến đầu mùa mưa mới thực hiện được. Còn ở thị trấn Đồng Văn, đoàn thực hiện khoan thăm dò 5 mũi thì 4 mũi có nước, ở Phó Bảng khoan 3 mũi thì thành công 2 mũi. Các giếng khoan được đều đạt lưu lượng từ 100 – 150m 3/ngày. Với việc tìm ra nguồn nước ngầm từ các giếng khoan này, trung bình mỗi ngày, hơn 860 hộ dân sống ở khu vực Đồng Văn được cung cấp khoảng hơn 500m3 nước sinh hoạt… Theo đánh giá của các nhà khoa học thì thành công này có ý nghĩa và giá trị rất lớn để mở rộng việc tìm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế cho địa phương và khu vực này.

Tìm được nguồn nước ngầm ngay trên cao nguyên núi đá là một “chiến công” trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà địa chất. Nhưng để có được thành công đó họ đã phải trải qua rất nhiều gian nan, vất vả, chưa kể sự hao tổn sức lực và tiền bạc. Anh Kiên trầm ngâm nhớ lại: Lên vùng cao Hà Giang vào thời tiết mùa đông, buốt giá, đường lên khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, vận chuyển máy móc, thiết bị kỹ thuật máy khoan lên công trường thật khó khăn. Ở vùng núi đá bao quanh ấy việc vận chuyển máy khoan nặng hơn 1 tấn từ thung lũng này sang thung lũng khác là một việc vô cùng khó, có người ví công việc ấy như kỳ tích kéo pháo lên trận địa của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Các anh đã dựng lán giữa nương rẫy, sống và chịu đựng cảnh thiếu nước sinh hoạt cùng với đồng bào. Đi tìm nguồn nước ở một nơi khan hiếm nước còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật: không có nước thử cho máy khoan. Vì thế có những lúc vận chuyển máy móc lên đến công trường, chân tay dính đầy bùn đất mà cán bộ, công nhân cũng đành ngậm ngùi không chạy máy, không tắm rửa. Thế nhưng, trong muôn vàn khó khăn ấy, các anh đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ lãnh đạo cũng như nhân dân địa phương. Họ đã san sẻ lượng nước sinh hoạt dự trữ của gia đình cho đoàn khảo sát. Và các anh đã không phụ niềm tin, làm được điều kỳ diệu mà chưa ai làm được là đem nước sạch về cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân.

Không chỉ đem lại niềm vui lớn cho bà con nhân dân Đồng Văn, Liên hiệp đã tìm ra nguồn nước ở những địa bàn đặc biệt khó khăn khác. Trong đó có những nơi “nổi tiếng” thiếu nước như: huyện Bác Ái và Ninh Sơn (Ninh Thuận), đảo Hòn Tre (Khánh Hoà), nhiều vùng núi cao, biên giới Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Nghệ An… Đến nay, đã có hơn 100 công trình giếng khoan được triển khai thành công đem lại nguồn nước sạch phục vụ đời sống của nhân dân. Cùng với phục vụ dân sinh, Liên hiệp thực hiện nhiều công trình rất quan trọng phục vụ quân đội ở Kho K680, Kho KV4, Kho 802, Trường Trung cấp quân khí, Trường sĩ quan phòng hoá, Trường trung cấp Quân y, Trung đoàn 58, Trường 26 Bộ đội Biên phòng, Trung đoàn 141, Lữ đoàn 45 pháo binh…

TS Lê Huy Y, Giám đốc Liên hiệp cho biết: “Chúng tôi làm việc theo phương thức thăm dò ở đâu, đo đạc và phân tích tại chỗ để khoan thử luôn, được ăn, thua chịu. Thậm chí có những nơi, khoan thăm dò thành công tìm được nguồn nước ngầm nhưng không được chủ đầu tư công nhận cũng phải chịu. Tuy vậy, chúng tôi luôn lấy hiệu quả, chất lượng công trình làm đầu. Vì điều đó mới làm cho người dân tin tưởng và được hưởng lợi nhiều nhất. Nơi nào người dân gặp khó khăn, thiếu nước chúng tôi sẽ đến. Đó là nguyện vọng lớn nhất đối với những người làm nghề tìm nước”.

Nước luôn luôn cần cho sự sống của chúng ta. Mong rằng, công việc thầm lặng của họ sẽ nhận được sự hỗ trợ xứng đáng từ các cơ quan Nhà nước, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm để đem lại một cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân vùng cao.

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân , 12/01/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.