Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 16/05/2019 17:34 (GMT+7)

Kết quả từ lòng tận hiến của trí thức trẻ người Dao

Tại Hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội thách thức trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản tại Tây Nguyên" do Liên hiệp Hội Đắk Lắk vừa tổ chức (ngày 10-5-2019). Tham luận của Triệu Thị Châu (1987) về hoạt động Hợp tác xã Nông nghiệp & Dịch vụ Bình Minh đã cuốn hút các đại biểu dự hội thảo chăm chú lắng nghe và cảm phục sự năng động của một trí thức trẻ người Dao nâng cao sáng tạo trong cuộc sống ở vùng núi.


Triệu Thị Châu với kết quả của mô hình lúa cạn ở xã xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Cái tâm của trí thức trẻ người Dao

Qua tâm sự trong phút giải lao tại Hội thảo, chị Triệu Thị Châu trải lòng: Tôi học trường Đại học Tây Nguyên, chuyên ngành: Cử nhân sinh học .  Năm 2010 tôi tốt nghiệp, đi xin việc không được cơ quan, doanh nghiệp nào tiếp nhận, trở về nhà cứ suy nghĩ, quyết tâm sẽ làm một việc gì đó để khẳng định mình trong xã hội và bù đắp lại công ơn cha, mẹ đã nuôi dưỡng cho ăn học.

Trong “cái khó- ló cái khôn”, sau khi được địa phương cử tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuát nông nghiệp bền vững… Triệu Thị Châu và nhiều trí thức trẻ người Dao ở địa phương bàn tính sẽ xin các cơ quan chức năng để thành lập một mô hình để liên kết sản xuất cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại quê hương của mình (thôn 3, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk). Mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp & Dịch vụ Bình Minh (HTX Bình Minh) đã  ra đời hoạt động có hiệu quả, điều đó đã khẳng định tâm thế trí thức trẻ người Dao trong lĩnh vực sáng tạo khoa học phục vụ cho cuộc sống.

Tìm hiểu về Triệu Thị Châu cũng như HTX Bình Minh, TS Vương Hữu Nhi  (Nguyên Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Đắk Lắk, hiện là Chủ tịch Liên hiệp Hội tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trước đây, người dân thôn 3, xã Cư Suê sản xuất cà phê, hồ tiêu theo kiểu nhỏ lẻ, thiếu liên kết, dựa vào điều kiện tự nhiên, cho nên năng suất đem lại không cao. Năm 2014 Chị Triệu Thị Châu lúc đó là cán bộ khuyến nông của xã, chị Châu được cử tham gia lớp tập huấn của Dự án EDE (Consulting tại Đắk Lắk) tổ chức hồi cuối tháng 5/2014 với nội dung sản xuất cà phê bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu; các biện pháp nâng cao năng suất sản lượng các loại cây trồng trên một diện tích. Từ những kiến thức thu thập được, chị Châu đã vận động các thanh niên trí thức trong xã cùng thành lập HTX Bình Minh và hoạt động có hiệu quả.

Được biết HTX Bình Minh chính thức hoạt động tháng 8/2016 đến nay có 27 thành viên là  người Dao, trong đó có 17 người đạt trình độ đại học, cao đẳng với các chuyên ngành khác nhau …HTX Bình Minh do Triệu Thị Châu làm Giám đốc.

Với quyết tâm xây dựng một mô hình Hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả hơn mô hình HTX thời bao cấp vì vậy mỗi thành viên tham gia Hợp tác xã được Ban Giám đốc cử đi tập huấn tham gia các lớp khuyến nông, tham quan kinh nghiệm làm nông nghiệp tại Viện Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và các tỉnh lân cận, ngoài ra các trí thức trẻ trong Hợp tác xã còn kiêm nhiệm vụ hướng dẫn người dân lắp đặt hệ thống ống tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ, vận động các thành viên tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vườn cây. 

Theo chị Triệu Thị Châu trình bày tại Hội thảo: Thời tiết vùng  Tây Nguyên những năm gần đây thất thường gây khó khăn sơ chế, bảo quản cà phê của người dân. Có nhiều hộ dân đầu tư  lò sấy nhưng đốt bằng than củi gây ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, cuối năm 2016, các thành viên HTX Bình Minh đã đóng góp 660 triệu đồng đầu tư hệ thống lò sấy - đốt biochar  (Lò đốt tận dụng phế phẩm vỏ cà phê làm nguyên liệu chất đốt) để chủ động sơ chế cà phê cho các xã viên khi gặp thời tiết bất lợi. Vụ mùa cà phê vừa qua, lò sấy - đốt của Hợp tác xã đã sấy được 33 mẻ cà phê (mỗi mẻ 3,9 tấn cà phê tươi) Nguồn phế hải chất đốt từ lò sấy (vỏ cà phê) được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, lò sấy không gây ô nhiễm môi trường và cà phê sơ chế bằng lò sấy chất lượng cà phê nhân được đảm bảo hơn...

Còn anh Đặng Văn Huy, thành viên HTX Bình Minh, phấn khởi: Trước đây, do thời tiết mưa nhiều quá trình sơ chế cà phê mất hơn nửa tháng. Từ khi có lò sấy của Hợp tác xã, đến vụ cà phê, các thành viên yên tâm vì cà phê được sấy khô một lần, không tốn nhiều thời gian cho việc sơ chế, bảo quản.

Triệu Thị Châu, báo cáo tham luận tại hội thảo "Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội thách thức trong sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản tại Tây Nguyên (5/2019)

Kết quả từ lòng tận hiến của trí thức trẻ người Dao

Từ những vườn cà phê, hồ tiêu nhỏ lẻ, năng suất thấp, người dân tự mày mò trồng chăm sóc, đến nay sau hơn 2 năm hoạt động, 27 thành viên chính thức của HTX Bình Minh đã có 103 ha cà phê   (xen canh hồ tiêu, Bơ, Sầu riêng…là kế thừa kỹ thuật của thế hệ cha ông đi trước). Vụ mùa thu hoạch năm 2016 - 2017, các thành viên HTX Bình Minh thu hoạch các sản phẩm  với sản lượng cao. Nhiều vườn tiêu trước đây sản xuất theo kiểu “Giao cho trời đất”, năng suất thấp chỉ từ 1,5 - 2 tấn/ha đến nay đã nâng cao lên 2,5 -3 tấn/ha. Toàn bộ sản phẩm cà phê của nông dân trong Hợp tác xã sau khi thu hoạch được phơi sấy, theo quy trình khoa học nên được thị trường đón nhận cao.

Kết quả trong niên vụ 2017-2018 vừa qua, và hiện nay với 103 ha của 27 thành viên chủ chốt đã thu sản lượng nông sản của sản phẩm trồng xen canh với cây cà phê (Bơ, Sầu riêng): Sản lượng bơ khoảng 35 tấn; sản lượng sầu riêng gần 100 tấn; sản lượng tiêu 155 tấn; sản lượng cà phê xấp xỉ 165 tấn.

Từ chỗ chỉ liên kết sản xuất cà phê, hồ tiêu, trồng cây ăn quả... HTX Bình Minh còn mở rộng thêm dịch vụ sấy cà phê, mở đại lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu mua sản phẩm nông nghiệp, tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái…Nhờ liên kết sản xuất cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, đời sống các thành viên HTX Bình Minh không ngừng được nâng cao.

 Hiện nay, thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình đạt từ 200 đến 400 triệu đồng/năm. Nhiều hộ đã sắm được ô tô và các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cuộc sống và phương tiện làm nông nghiệp. Đối với gia đình "Giám đốc Châu" với diện tích canh tác của gia đình có 2.5 ha, từ khi tham gia vào HTX Bình Minh, thu nhập bình quân 350 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Văn Khánh Bí thư đoàn xã Cư Suê đánh giá: HTX Bình Minh là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đắk Lắk. Có được thành quả hôm nay, chúng tôi đánh giá cao sự tận tâm, tận hiến của chị Triệu Thị Châu cùng với các thành viên trong HTX Bình Minh.

Theo ông Đặng Văn Hoan- Chủ tịch UBND xã Cư Suê, huyện Cư M’gar: Tuy mới thành lập gần 3 năm, HTX Bình Minh với các tri thức trẻ, con em dân tộc địa phương, đã tiên phong trong sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần thay đổi tập quán, canh tác của đồng bào. Điều đáng mừng là người dân đã tạo ra được sản phẩm nông nghiệp sạch, quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là định hướng phát triển sản xuất của địa phương trong tương lai./.                                                                    

Tác giả bài viết: Huỳnh Đức Thế

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.