Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:21 (GMT+7)

Jean-Marie Lehn

Jean-Marie Lehn sinh năm 1939 ở Rosheim, Pháp, năm 1963 nhận bằng Tiến sĩ khoa học của trường Đại học Stratbourg khi làm việc ở phòng thí nghiệm của Guy Ourisson. Năm sau, ông vào nhóm nghiên cứu củaRobert Burns Woodward ở trường Đại học Harvard tham gia tổng hợp vitamin B12. Khi trở về Stratbourg, ông bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực biên năm giữa hoá hữu cơ và hoá lý, sau đó còn quan tâm đến cácquá trình sinh học. Năm 1968, ông nghiên cứu tổng hợp các phân tử dạng lồng, tạo thành các phức chất thành phần lồng nhau, gọi là các cryptates, với các ion kim loại khác nhau.

Nghiên cứu của ông về cơ sở hoá học của sự "nhận biết phân tử" (tức là phương thức phân tử nhận biết và liên kết chọn lọc một chất nền) có vai trò quan trọng cơ bản trong các quá trình sinh học. Nhờnghiên cứu này, Lehn đã được nhận Giải Nobel Hoá học năm 1987 cùng với 2 nhà hoá học người Mỹ, D.C. Cram và C.J. Pedersen, cho công trình phát triển và sử dụng các phân tử có những tương tác đặc thùcấu trúc với tính lựa chọn cao.

Năm 1970, Lehn trở thành Giáo sư hoá học tại trường Đại học Louis Pasteur ở Stratbourg và từ 1979 là Giáo sư trường Đại học College de France ở Pari.

Công trình nghiên cứu của ông dẫn đến sự định nghĩa của một lĩnh vực mới của hoá học, được ông gọi là "hoá học siêu phân tử" do nó nghiên cứu về các thực thể phức chất tạo thành bởi sự liên kết củahai hoặc nhiều dạng hoá học gắn kết với nhau bởi lực giữa các phân tử, trong khi hoá học phân tử nghiên cứu đặc trưng của các thực thể cấu tạo từ các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết đồnghoá trị. Nghiên cứu của ông mở rộng từ nhận biết phân tử đến xúc tác siêu phân tử và các quá trình chuyển vận, thiết kế các thiết bị phân tử, linh kiện điện tử phân tử và quang tử. Gần đây, nghiêncứu chủ yếu huớng về phát triển thiết kế các hệ thống "được lập trình", tự tổ chức bằng cách lắp ráp các cấu phần thích hợp thành cấu trúc siêu phân tử xác định theo sơ đồ "Xây dựng" ("Aufbau"). Ônglà tác giả của nhiều công trình nghiên cứu của nhiều viện hàn lâm và viện khoa học, nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu quốc tế.

Nghiên cứu về vật chất phức tạp: hệ siêu phân tử thích nghi và lập trình

Một trong những hướng phát triển của ngành khoa học hoá học trong thập kỷ tới là tìm hiểu rõ hơn nữa, phân tích sâu hơn và ứng dụng rộng rãi hơn đặc trưng thông tin về sự hình thành và biến đổi củavật chất, nghiên cứu con đường từ vật chất chỉ đơn giản được kết cố lại đến các chất được tổ chức cao hơn thành các hệ thống có độ phức tạp cao hơn.

Một đóng góp cơ bản nhất và có tầm phát triển xa của ngành hoá học siêu phân tử là việc đề xuất và đưa vào khoa học hoá học khái niệm thông tin phân tử và các hệ quả của nó, các chỉ dẫn và hệ thốnghoá học được lập trình, với mục đích điều khiển tiến trình tổ chức của vật chất.

Hoá học siêu phân tử mở đường hướng tới nhận biết ngành hoá học như là một khoa học thông tin. Nó đã bắt đầu và phát triển như là ngành hoá học của các thực thể được tạo ra thông qua sự tương táckhông đồng hoá trị giữa các phân tử. Bằng cách điều khiển thích hợp các mối tương tác như vậy, dần dần ngành hoá học này trở thành ngành hoá học thông tin phân tử, liên quan đến lưu trữ thông tin ởcấp độ phân tử, trong đặc trưng cấu trúc, và việc truy tìm, truyền, xử lý ở cấp độ siêu phân tử, thông qua các quá trình nhận biết phân tử vận hành nhờ các thuật toán tương tác đặc biệt. Như vậy, nódẫn đến một định nghĩa về các hệ thống hoá học được lập trình.

Sự kết hợp các đặc trưng của hệ thống siêu phân tử như: - thông tin và khả năng lập trình, - động lực học và tính thuận nghịch (hoán đảo), - các khả năng tổ hợp và sự đa dạng cấu trúc, cho thấy sựphát triển của khái niệm hoá học thích nghi, liên quan đến cả thiết kế lẫn chọn lọc. Cùng với các lĩnh vực vật lý và sinh học, nó thiết lập nên ngành khoa học về vật chất có thông tin, là vật chấtphức, thích nghi và được tổ chức.

Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị Hoá học Á - Âu lần thứ 8 từ 21-24/10/2003 tại Hà Nội

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới