Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 01/10/2008 17:42 (GMT+7)

Isaac Newton

Isaac Newtonsinh tạiWoolsthorpe, Anh quốc ngày 25/12/1642, vài tháng sau khi Galilée qua đời, và một thế kỷ sau khi Nicolas Copernic (1473 - 1543) qua đời. Là con củaIsaac NewtonHannah Ayscough, trại chủ. Cha ông ít học và sức yếu, mất lúc 37 tuổi sau khi cưới mẹ ông không  lâu và trước khi ông ra đời hai tháng. Ngược lại mẹ ông là con của gia đình khá giả ở Yorkshire. Có lẽ vì ảnh hưởng đến cái chết của cha ông  mà  mẹ ông sinh ông thiếu tháng.

Khi Isaac lên hai tuổi, mẹ tái giá, và Isaac được gởi đến bà ngoại nuôi, cậuJames Ayscoughđỡ đầu. Lên năm, Isaac học tiểu học trường làng, trước tiên tạiSkillington,sau đó tạiStoke.

Edmund Halley
Edmund Halley

Năm 12 tuổi, Isaac được vô trường trung họcGrantham. Newton là một học sinh lơ đãng và học  được 4 năm thì mẹ gọi vềWoolstorpeđể làm nông trại và trông coi mảnh đất nhỏ  mà mẹ ông cho lúc  bà tái giá. Bởi vì, theo bà, học chừng đó cũng đủ để nối nghiệp cha. Nhưng sau một thời gian, mẹ Isaac thấy con trai bà có năng khiếu về cơ học hơn là coi sóc gia súc nên bà đã quyết định cho con tiếp tục đi học để lên đại học .

Lúc 17 tuổi, Isaac kết bạn với một cô bạn cùng lớp cũ, côStoreyvà hai người yêu nhau, đính hôn với nhau định sẽ cưới sau khi Isaac học xong.

Năm 18 tuổi, Isaac đậu vô Đại học Cambridge, nơi ông đã ở lại làm việc trong suốt 40 năm, đầu tiên là sinh viên, sau đó là giáo sư.  Tại đại học này ngoài những bài học về Toán Descartes, ông còn thích môn Thiên văn, do đó phải học toán hình học vì ông còn thiếu nhiều khái niệm toán học để hiểu các công trình củaEdmund Halley (1656-1742)

Issac Barrow
Issac Barrow
Việc học của Isaac không cho phép ông có thì giờ cưới cô Storey và cuối cùng ông sống độc thân suốt đời. Voltaire có viết " Trong suốt cuộc đời dài như vây mà ông không đam mê phái yếu.Ông  không hề đến gần người đàn bà nào. Bác sĩ riêng và bác sĩ giải phẩu đã xác nhận với tôi giữa cánh tay người quá cố".

Tại Cambridge, trong 3 năm đầu tiên của đời sống sinh viên, ông  học Số học, Hình học trong Éléments (*1) của Euclide và Lượng giác. Sự gặp gỡ với giáo sư khoa họcIsaac Barrow(1630 - 1677)quyết định nghề nghiệp khoa học của ông sau này. Giáo sư Barrow ngạc nhiên về trí thông minh của Newton đến nỗi ông từ chức để nhường chỗ cho Newton, một người mà ông biết ngay sẽ là một nhà toán học và vật lý học vô cùng đặc biệt.

Năm 23 tuổi, chàng thanh niên Newton nhận bằngBachelor ofArts, tương đương với cử nhân hiện nay. Lúc  bấy giờ bệnh dịch hạch lan tràn khắp Âu châu , đại học đóng cửa và Newton về quêWoolsthorpe,ở trong nông trại nơi ông sinh ra. Trong suốt hai năm, ông  không ngừng  làm việc, suy nghĩ và nghiên cứu khoa học.

Newton làm thí nghiệm phân tích ánh sáng
Newton làm thí nghiệm phân tích ánh sáng

Mùa hè năm 1666 tại Woolsthorpe, Isaac Newton sửa soạn trình bày một thí nghiệm sẽ là nguồn gốc của tất cả những lý thuyết hiện đại về ánh sáng và màu sắc.

Trong phòng thí nghiệm đóng kín cửa tối om. Từ một lỗ khoét nơi cửa một tia sáng(1)chiếu vào trong phòng. Ông đặt một lăng kính(2)hình lăng trụ đáy tam giác bằng thủy tinh trên con đường đi của tia sáng.

Chẳng có gì xảy ra cho tới khi ông đặt một tấm giấy  trắng như một "màn ảnh". Và thật lạ lùng , thay vì tưởng nhận được một vệt trắng, ai ngờ thấy hiện ra một tập hợp màu tiếp cận nhau: mà những nhà vật lý gọi là phổ. Newton chắc chắn là nhờ lăng kính đã phân tách ánh sáng(3)trắng ra ánh sáng màu.Ông đặt tiếp theo một thấu kính hội tụ (4)  ánh sáng màu hội tụ và đi ngang lăng kính kình trụ, trở lại thành ánh sáng trắng (5)

Cách bố trí lăng kính và thấu kính trong thí nghiệm phân tích ánh sáng của Newton
Cách bố trí lăng kính và thấu kính trong thí nghiệm phân tích ánh sáng của Newton
Năm 29 tuổi, ông được đắc cử vào Royal Societynhờ phát minh ra kínhtelescope, mà vật kính là một gương lõm (3)bằng đồng có dạng parabole,đường kính 37 mm và rọi lớn 38 lần. Tiếp theo, ánh sáng đi lệch  một phía nhờ phản chiếu qua một tấm gương  phẳng nằm nghiêng một góc 45° . Cuối cùng ánh sáng  qua những  thấu kính để  khuếch đạiảnh lên và đến  thị kính. Kính thiên văn phản chiếu đầu tiên  do Newton   làm ra  có đường kính0,2m , được trưng bày tháng 2năm1672

Ông viết những công trình về ánh sáng và đuợc nổi tiếng ngay lập tức. Song những khám phá của ông đã gây ra biết bao tranh cãi xung quanh việc tranh chấp « ai phát minh ra trước ai » làm cho ông mệt mỏi.  Nhiều năm trời  tranh luận giữa ông và Robert Hooke(1635 – 1703)trên vấn đề ánh sáng và lực hấp dẫn. Chính vì để tránh tranh cãi với Robert Hooke mà ông chỉ in bài Quang học  và hai bài khảo luận về toán sau khi Hooke mất

Sơ đồ cấu tạo téléscope (kính viễn vọng)
Sơ đồ cấu tạo téléscope (kính viễn vọng)

Tuy nhiên, sự tranh luận sôi nổi nhất là Định luật tỷ lệ nghịch với bình phương. Hooke chưa tìm ra Định luật này nhưng ông đã tiến tới trong sự hiểu biết vấn đề đó. Ý của ông hoàn toàn độc lập với ý của Newton và Newton là người kín miệng, không nói cho ai biết. Mấy năm sau người ta mới biết việc làm của Newton. Hook cho là Newton ăn cắp tư tưởng của ông, nhưng  Newton đã bác lại rằng ông chưa hề nghe ai nói về những nghiên cứu của Hooke và cũng chưa đọc những công trình của Hooke. Nhưng ngày nay chúng ta biết là Newton vì ghét Hooke nên đã không nói đúng sự thật.

Newton khám phá ra toán vi phân. Cũng trong lúc đó, Gottfried Leibniz(1646-1716), nhà bác học Đức cũng tìm ra cách tính này.  Do đó sinh ra một cuộc bút chiến giành quyền tác giả , một cuộc bút chiến dữ dội và lâu dài vì Newton khái niệm về toán vi phân trước Leibniz rất lâu, nhưng  Leibniz lại in đề tài này ra trước

téléscope (kính viễn vọng)
téléscope (kính viễn vọng)
Từ năm 1692 đến 1694, Newton bị đau màng óc, phải nghỉ gần 10 năm mới xuất bản quyển Khảo luận về Quang học (Traité d"Optique) và quyển Khảo luận về cách tính diện tích các đuờng cong (Traitéde la quadrature des courbes) trong đó có tính vi phân ( calculdifférentiel ). T oánVi phân dùng để tính những số lượng chuyển biến như sự vận động của các vật thể, của làn sóng và để giải những bài toán vật lý có liên quan tới mọi sự chuyển động

Ngay lúc đó , nhà toán dọc Đức Leibnitz  cũng khám phá ra toán này nên hai bên đã tranh chấp quyền tác giả ưu tiên.

Theo Newton,phương pháp thích đáng nhất để nghiên cứu đặc tính của sự vật là suy luận xuất phát từ những cuộc thí nghiệm”

 Vào tuổi 51, Newton sức khoẻ kém, tinh thấn suy sụp bởi ông thất vọng vì khám phá của mình ít được ai đánh giá cao như ý ông muốn, chao đảo bởi những vấn đề thần học và tín ngưỡng, và cuộc hỏa hoạn đã đốt cháy căn nhà ông với phòng thí nghiệm cùng một số lớn bản thảo mà ông quí biết bao. Tất cả như giọt nước làm tràn cái ly đầy khiến ông trở nên đa nghi đến cực độ.

Robert Hooke
Robert Hooke

Ba năm sau, tinh thấn ông khá hơn nhiều. Ông bỏ chức giáo sư, ra khỏi Cambridge vì phần lớn bạn ông đều đã chết hay đã không còn làm ở đó nữa

Năm 1699, Newton bắt đầu thích thú trong những hoạt động của Royal Society. Ít lâu sau ông được làm thành viên của hội đồng.

Năm 1701, trong một cuộc họp, ông đọc một bản báo cáo trình bày định luật về việc làm lạnh bằng sự truyền nhiệt, cùng các quan sát trên nhiệt độ sôi và độ nóng chảy mà ông rút ra được. Cuối cùng ông diễn tả một nhiệt kế và vẽ những khắc giữa các nhiệt độ chuẩn

Ngày 10 tháng 12 , 1701, Newton từ chức ghế giáo sư tại trường Đại học Cambridge (trên thực tế ông không còn giảng dạy ở đấy từ nhiều năm).

Ngày 30 tháng 11 năm 1703, Newton được đắc cử chủ tịch của Royal Society và giữ chức  này cho đến ngày cuối đời. Ông được phong tước quý tộc năm1705

Newton tham dự thường xuyên những buổi họp của Royal Society và tới sở đúc tiền mỗi tuần một lần.

Năm 1724, bệnh phổi của ông  bắt đầu và ông buộc phải rời London để tới Kensington ở.

Gottfried Leibnig
Gottfried Leibnig
Ngày 28 tháng Hai năm 1727, vừa mời bớt bệnh goutte, ông đã phải đến London để chủ tọa cuộc họp ở Royal Society.  Đường xa mệt nhọc đã làm ông nằm liệt cho đến 20 tháng Ba thì ông quađời. Ông được mai táng trong tu viện Westminster, bên cạnh các vua Anh quốc, thọ 85 tuổi. 

Năm 1687, ông xuất bản quyển « Những nguyên tắc Toán học trong Triết học tự nhiên » ( Principes de Mathématiques de la Philosophie naturelle ). Trong đó ông chứng minh sự rơi, sức hút vạn vật và sự chuyển động các vì sao. Đó là sức hấp dẫn vạn vật.

"...Quyển đầu tiên của bộ sách “Những nguyên tắc toán học” đề cập sự chuyển động các vật thể trong không gian. Phần thứ hai của quyển này đề cập sự chuyển động trong môi trường trở lực, thí dụ như chuyển động dưới nước. Trong phần cuối, Newton đề cập sự chuyển động phức tạp của thể lỏng và những bài toán về sự chuyển động này đều được giải đáp. Ngoài ra Newton có tính các tốc độ của âm thanh và diễn tả bằng toán học sự chuyển động của làn sóng. Quyển một này là nền tảng của khoa học vật lý toán học, khoa thủy tĩnh học và thủy động học ngày nay..." (đoạn này trích trong "Lược sử thời gian" của Hawking)

---------------

Chú thích: 

( *1) "... Những nguyên lý  (Les éléments) .  Công trình này tượng trưng cho sự tổng hợp của những kết quả  về Toán học. Sách gồm 13 quyển. Bốn quyển đầu giảng về Hình học phẳng với những  khái niệm về các điểm, đường thẳng, và diện tích. Ngoài ra cũng những bài diện tích các đa giác

Quyển V  nói về những khái niệm về phân tích. Quyển  VI bàn về  sư  giống nhau giữa các hình và đưa ra cách giải phương trình bậc hai nhờ hình học. Các quyển VII, VIII và XI nói về  Số học. Quyển X  giảng về số vô tỉ (nombres irrationnels) và ba quyển cuối cùng giảng về  hình học không gian.

Quyển hệluận  Porismes được chia thành hai nhóm: nhóm các giả thiết (hypothèses) và nhóm các tiên đề (axiomes). Trong số năm tiên đề  có định đề (postulat) Euclide nổi tiếng: Trong mặt phẳng, quamột điểm ngoài đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó mà thôi..."(Trích Lựợc sử thời gian của Hawking)

Xem Thêm

Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Sơn La: Góp ý kiến Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Ngày 19/9, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Dự hội thảo có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Trường Đại học Tây Bắc, một số hội thành viên của Liên hiệp hội và các chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn, phản biện.
Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác tài chính của Liên hiệp Hội Việt Nam
Ngày 19/9, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch và quản lý tài chính của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phạm Quang Thao và Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo.
Bình Thuận: Tìm giải pháp vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại
Sáng 19/9, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới 1986 - 2023”.
Thái Bình: Hỗ trợ các hộ dân xây dựng mô hình thu gom, xử lý rác thải
Từ ngày 19/9 đến ngày 21/9, Liên hiệp hội tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật Bảo vệ môi trường và hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác, xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình cho 300 hộ dân tại xã Bình Định, Hồng Tiến (Kiến Xương) và xã Tân Bình, Thành phố Thái Bình.
Đảng ủy Vusta tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị
Chiều 19/9 Đảng ủy Vusta đã tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị số 35). Kế hoạch, Hướng dẫn của Đảng ủy khối các Cơ quan Trung ương về Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 -2030.
Vĩnh Long: 42 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi lần thứ 13
Sáng ngày 14/9/2024, tại hội trường Tỉnh ủy Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tổng kết trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ 13,năm học 2023-2024 và phát động Cuộc thi lần thứ 14, năm học 2024-2025.
An Giang: Tuyên truyền, triển khai Cuộc thi và Hội thi trong địa bàn của tỉnh
Trong thời gian từ 02/8 -13/9, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tuyên truyền và phổ biến thông tin về Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên - Nhi đồng năm 2024 (Cuộc thi) và Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật 2024-2025 (Hội thi) tại 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.