Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 16/06/2022 14:52 (GMT+7)

Huỳnh Đức Thế - Nghiệp viết như một mối Nhân duyên

Huỳnh Đức Thế - một họa sỹ được đào tạo bài bản, hiện đang công tác ở Văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Yên. Tôi gặp và tiếp xúc với anh nhiều dịp khác nhau ở Hà Nội và ở các tỉnh,thành phố… trong những Hội nghị giao ban Liên hiệpHội toàn quốc hay tập huấn do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Hình như ở anh toát lên niềm đam mê viết báo hơn là vẽ…

Huỳnh Đức Thế (Bút danh: Hoàng Hà Thế), sinh năm 1963, người thấp đậm nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát cùng với mái tóc xoăn, dài, bàng bạc vẻ phong trần mang chất riêng của người nghệ sĩ.Trong giao tiếp, anh vẫn giữ âm ngữ địa phương và tính cách rất chân chất của người “Xứ Nẫu Phú Yên”.

tm-img-alt

CTV (trang vusta.vn) Huỳnh Đức Thế- Ảnh: Lê Vũ

Một thời gian khổ

Anh sinh ra và lớn lên ở một làng cát,gia đình đông con, cha mẹ sống bằng nghề làm ruộng tại thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Thành, quận Hiếu Xương, tỉnh Phú Yên(Vùng quân sự tạm chiếm của chế độ Mỹ-Ngụy - Nay là phường Phú Thạnh, Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Sau ngày Cách mạng giải phóng 30-4-1975, anh tiếp tục học Tiểu học ở trường làng, những ngày tháng này một buổi đi học, một buổi anh bán nước trà trên tàu hỏa (Tuyến Đông Tác-Nha Trang). Năm 1979, học hết cấp 2 (Trung học cơ sở), để tiếp tục học tập, anh phải “cắt hộ khẩu” lên vùng miền núi Sơn Thành để học cấp 3 trường Vừa học-Vừa làm (vừa lao động vừa học tập). Sau khi tốt nghiệp cấp 3 (5/1983), không như bao bạn bè cùng trang lứa, anh tiếp tục thi vào trường cao đẳng hay đại học để có một nghề ổn định trong tương lai…mà anh trở về quê nhà đi làm thuê như: chăn bò, bốc vác hàng phế liệu ở ga tàu Đông tác…để phụ giúp gia đình chăm lo cho nhiều em ở tuổi ăn-tuổi học…

Tháng 6/1986 huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Khánh (cũ) phát động phong trào xây dựng vùng kinh tế mới (KTM) miền núi Tây Sông Hinh, anh tham gia vào phong trào này do UBND thị trấn Phú Lâm (địa phương cũ của anh triển khai). Sau thời gian tham gia thực hiện khai hoang thành lập vùng KTM ở Tây Sông Hinh, anh tiếp tục tham gia Thanh niên Xung phong với nhiệm vụ khai thác lòng hồ Thủy điện Sông Hinh ở Trung đoàn TNXP 30-4 (E-30/4)thuộc huyện Đoàn huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Khánh (cũ) thành lập.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khai thác lòng hồ và bàn giao lại cho Ban Quản lý công trình Thủy điện Sông Hinh, E-30/4 chuyển về đồng bằng thành lập Nông trường 30-4 thực hiện dự án chuyên trồng dừa để xuất khẩu với Liên Xô. Năm 1989 Liên Xô sụp đổ…đồng nghĩa dự án không thực hiện và Nông trường 30-4 tự giải tản. Để mưu sinh anh tiếp tục bươn chải bằng nhiều nghề làm thuê: phụ hồ, chăn bò, gánh cát…đặc biệt thời gian đi bán cà rem (kem que) ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Năm 1991 anh về địa phương tham gia phong trào Đoàn Thanh niên và anh trưởng thành từ công tác phong trào Đoàn, 5/1995 anh về tham gia công tác ở Tỉnh đoàn Phú Yên. Năm 1998 vì hoàn cảnh khách quan nên anh chia tay Tỉnh đoàn về công tác ở Liên hiệp Hội Phú Yên.

Anh tâm sự: “Nhìn lại bằng cấp chuyên môn chỉ có cái Bằng tốt nghiệp THPT, nên để có tấm bằng chuyên môn khác phải đi học cho dù lớn tuổi…” năm 36 tuổi anh mang ba lô miệt mài suốt 3 năm để học Cử nhân Mỹ thuật (Trường Đại học Nghệ thuật Huế, mở tại Phú Yên, đào tạo hệ chính quy: 1999-2022)

Trong thời gian này, để có trang trải kinh phí 3 năm học Sư phạm Mỹ thuật, mỗi kỳ nghỉ hè anh phải đi làm thuê như: phụ hồ (nề); đi kéo lưới mành rút (nghề biển gần bờ) và kéo lưới cản (nghề biển xa bờ, dài ngày)…

tm-img-alt

CTV Huỳnh Đức Thế(bên trái) tập huấn “Kỹ năng viết tin” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng (9/2008) - Ảnh: Lê Vũ

Từ lòng yêu nghề, đam mê vì nghiệp

Anh Huỳnh Đức Thế trải lòng: Không được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng tôi có một tình yêu và đam mê mãnh liệt với nghề báo. Tôi tốt nghiệp ngành Sư phạm mỹ thuật (thầy giáo dạy môn mỹ thuật cấp Trung học cơ sở) nhưng không có duyên với nghề “gõ đầu trẻ”, đành xin làm nhân viên văn phòng ở một cơ quan Hội chuyên ngành Khoa học kỹ thuật của tỉnh. Nhìn lại công việc này chẳng liên quan đến nghề báo, nhưng tôi rất yêu thích viết văn, thơ…trong công việc có những dịp may mắn được giao lưu nhiều anh em làm báo chuyên nghiệp ở tỉnh và Trung ương, nghe họ luận bàn về báo chí… càng thôi thúc tôi muốn viết về một cái gì đó, nhưng căn bệnh “tự ti” trong bản thân bùng phát….đành thôi.

Anh cho biết: Tháng 9/2008 anh được tập huấn “Kỹ năng viết tin” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng…trong lúc giải lao, Nhà báo Hoàng Quốc Dũng (lúc đó ở Báo Tiền Phong, được Liên hiệp hội Việt Nam mời thính giảng) thấy tôi loay hoay với bài viết chân dung làm công tác kỹ thuật ở tỉnh nhà…còn dở dang. Nhà báo Quốc Dũng cầm đọc qua, rồi nói: “Viết gì mà như viết nhật ký vậy chú em, mấy tứ văn này chỉ cần sửa sơ qua là đăng báo được”. Tôi cười đáp: “Anh nói cứ như thật…” Được anh động viên và chỉ cách viết lại cho hợp “gu” báo chí… sau này tôi về chỉnh lại và mạnh dạn gửi Bản tin KCP và trang Websilewww.vusta.vn(ThS Hoàng Quốc Trị, Trưởng ban Biên tập). Không ngờ mấy ngày sau bài được đăng trên trang Vusta và nhận được nhiều chia sẻ tích cực của bạn bè...”

“ Gửi bài lần đầu, được Vusta đăng tải thì phấn khởi lắm, từ đó hễ lúc nào rảnh là tôi viết bài để gửi. và niềm vui là tháng nào tôi cũng có được bài viết và tin hoạt động của Phú Yên được Ban Biên tập Trang Vusta xét duyệt chọn đăng, và vinh dự khi một ai đó gọi tôi là CTV Vusta..” Huỳnh Đức Thế, chia sẻ thêm.

Anh cũng tâm sự nửa đùa nửa thật: Trong sáng tác để tham gia triển lãm hằng năm ở tỉnh và khu vực…thú thật tôi “bệt bạt” cho xong chỉ tiêu rồi đem nộp chứ thực sự chưa đầu tư và đam mê về vẽ tranh. Các họa sĩ trong Ban Chấp hành (Võ Tĩnh, Diệp Xang, Trần Quyết Thắng và Trần Thị Ngọc Hà) nói vui về anh Dạo này Huỳnh Đức Thế đã bỏ cọ vẽ chuyển qua “cày bàn phím” viết báo rồi…

Huỳnh Đức Thế, bộc bạch: Khi đam mê viết báo với tôi đây là nghề tay trái, khi làm nghề tay trái thì cái nghiệp nó phát sinh! Vì thế mới có những niềm vui và nỗi buồn của những “Nhà báo không chuyên”. Người làm báo chuyên nghiệp còn có cái bút danh rõ ràng và có cái “bùa hộ mệnh” là tấm thẻ nhà báo để có cái “quyền” tiếp cận điều tra, phỏng vấn, khảo sát, chụp ảnh…Còn đối với những người viết báo nghiệp dư thì phải viết đi đôi với “lách” đôi khi cái bút danh cũng không dám đặt. Rất khó và rất khổ!

Theo anh tâm sự: Tôi rất thích viết hoạt động KHKT các xã miền núi ở huyện Sông Hinh, nơi một thời tôi đi khai hoang vùng Kinh tế mới và là Thanh niên xung phong khai thác lòng hồ Thủy điện Sông Hinh… có đợt tôi về xã Ea Ly để viết bài về KHKT góp phần xây dựng Nông thôn mới. Khi tôi gặp và trình bày việc viết bài với lãnh đạo xã, ông ta liền hỏi: “Thẻ Nhà báo của anh đâu?”… may mắn gặp được người quen cùng quê đang công tác bộ phận Địa chính ở xã nói cho vài lời nên tôi được chụp ảnh, phỏng vấn và nắm các số liệu liên quan…bài viết được đăng trên báo Phú Yên và Trang Vusta.vn…có dịp tôi gặp lại Chủ tịch xã Ea Ly, anh ấy xin lỗi: Hôm trước…anh thông cảm, quy định là vậy!.

Nhiều năm đam mê nghiệp báo chí không chuyên, nhưng quan niệm của Huỳnh Đức Thế…Tuy không được đào tạo thì phải tự đào tạo, vì thế anh luôn tự học ở thực tế, từ những bậc đàn anh, đàn chị lâu năm trong nghề báo chuyên nghiệp để làm hành trang cho mình.Bởi nếu chỉ có kiến thức thì chưa đủ mà phải có năng khiếu và đam mê xem việc viết báo là cái nghiệp gắn với mình.   

Vậy đó. Đối với CTV Huỳnh Đức Thế của vusta.vn, cái nghề viết báo nghiệp dư cũng có chuyện vui buồn thường nhật như một cái nghiệp!

Huỳnh Đức Thế. Ngoài đam mê viết báo anh còn là Thành viên “ Ngân hàng máu sống” của tỉnh Phú Yên (37 lần Hiến máu nhân đạo, trong đó có 3 lần trực tiếp hiến máu cấp cứu người bệnh) . Đặc biệt anh tích tham gia và có nhiều giải thưởng cao ở các Cuộc thi viết tìm hiểu lịch sử do các ngành ở tỉnh Phú Yên tổ chức; Nhiều năm liền được Báo Phú Yên khen thưởng Danh hiệu CTV tích cực…

Nguyễn Văn Khoa: Chủ tịch Liên hiệp Hội Phú Yên

Xem Thêm

Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.