Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 04/04/2006 21:09 (GMT+7)

Hướng trường, viện vào nghiên cứu khoa học tầm quốc tế

Trong bảng xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới do Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) công bố cách đây gần hai năm, số lượng công trình công bố trên các tạp chí quốc tế được xem như một tiêu chí trụ cột bên cạnh các tiêu chí khác về nghiên cứu khoa học.


Điều này không hề hạ thấp các tiêu chí nói lên thành tích đào tạo sinh viên và vị trí của trường đại học trong xã hội. Nó chỉ phản ánh một thực tế là khi nghiên cứu khoa học đạt trình độ cao, nhà trường mới có đủ uy tín để động viên nhiều nguồn lực tài chính trong xã hội, thầy giáo mới đào tạo được nhiều sinh viên giỏi, sinh viên ra trường mới thành đạt, số tiền mà họ mang về cho nhà trường hàng năm ngày càng nhiều..., tức cũng chính là những tiêu chí quan trọng khác nói lên uy tín của một trường đại học hàng đầu trên thế giới.


Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang nỗ lực trong việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế, thì tiêu chí này càng không thể không quan tâm chú ý.


Tạp chí Hoạt động Khoa học số tháng 1.2006 có đăng một bài báo tổng kết kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế trong vòng mười năm gần đây.


Đó là những bài báo (article) đăng trên hàng nghìn tạp chí khoa học được tập hợp trong cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin Khoa học (ISI), Philadelphia.


Trong mười năm qua, số bài báo khoa học có địa chỉ Việt Nam xuất hiện trên các tạp chí quốc tế tăng từ 204 bài năm 1995 lên 456 bài trong năm 2004, cả thảy có 3.236 bài.


Trong số đó, quá một nửa là về toán và vật lý lý thuyết, hơn 2.400 bài (quá 3/4) là của các tác giả Việt Nam đứng chung tên với người nước ngoài, chỉ có gần 800 bài là "thuần Việt" được thực hiện chủ yếu bằng nguồn nội lực.


Số lượng quá ít ỏi này lại cứ giẫm chân tại chỗ quanh con số 80 bài mỗi năm trong suốt mười năm qua.


Đối với những người làm toán và vật lý lý thuyết có thể rất khó phân biệt công trình do nội lực và công trình đứng chung tên với người nước ngoài.


Song với các ngành thực nghiệm, ứng dụng và công nghệ, sự khác nhau giữa hai loại công trình đó sẽ rất rõ rệt xét về đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng như nỗ lực của nhà khoa học vươn lên trình độ quốc tế.


Gần đây, việc xây dựng trường đại học "đẳng cấp quốc tế" đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.


Khái niệm đẳng cấp quốc tế hơi mơ hồ, song ở đây chắc chắn phải nói đến trường đại học kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học ở tầm quốc tế. Để nhận diện đúng đắn điểm xuất phát hiện nay của chúng ta trong mục tiêu này cần xem xét kỹ hơn bức tranh nghiên cứu khoa học tầm quốc tế trong 5 năm gần đây ở các trường đại học của chúng ta.


Công trình công bố trong nước và quốc tế


Nghiên cứu khoa học ở Trung tâm Công nghệ Sinh học-ĐH Quốc gia Hà Nội

Nghiên cứu khoa học ở Trung tâm Công nghệ Sinh học-ĐH Quốc gia Hà Nội

Theo cơ sở dữ liệu của ISI, trong 5 năm gần đây, từ 2000 đến 2004, có cả thảy 2.242 bài báo từ địa chỉ Việt Nam đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.


Trong số này, có 1.796 bài (80%) do người Việt Nam viết chung với các tác giả nước ngoài, 450 bài còn lại là của tác giả Việt Nam nghiên cứu chủ yếu bằng nguồn nội lực tại các cơ sở trong nước. Số công trình do hợp tác quốc tế tăng theo quy luật hàm mũ, gần gấp đôi sau 5 năm, trong khi đó số công trình do nội lực chỉ quanh quẩn ở khoảng 89 bài mỗi năm.


Số lượng bài báo quốc tế trên đây rất khiêm tốn so với số công trình khoa học công bố ở trong nước.


Theo Sách KH&CN Việt Nam 2004 do Bộ KH&CN xuất bản, tổng số công trình đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội nghị, hội thảo trong nước tăng từ 7.669 bài năm 2003 lên 8.408 bài năm 2004, cao hơn số lượng bài báo quốc tế 15-18 lần. Sự chênh lệch này còn lớn hơn rất nhiều đối với một số ngành như công nghệ và đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn (xem bảng 1).


Bảng 1: Số lượng bài báo khoa học công bố trong nước

(Nguồn: KH&CN 2004, Bộ KH&CN)

Ngành

2003

2004

Số lượng

%

Số lượng

%

Khoa học xã hội và nhân văn

3.628

47,3

4.345

51,7

Khoa học tự nhiên

  868

11,3

 702

8,4

KHCN

1.495

19,5

1.312

15,6

Y dược

785

10,2

1.111

13,2

Nông - Lâm - Ngư

893

11,7

938

11,1

Tổng cộng

7.669

100

8.408

100

Nghiên cứu khoa học tầm quốc tế ở các viện và trường đại học

Tỷ lệ số bài báo quốc tế do nội lực giữa trường đại học và viện nghiên cứu trong 5 năm 2000-2004 là 179/271 (66%).


Nếu xét trong mười năm (1995-2004) thì tỷ lệ này thấp hơn, cụ thể là 257/458 (56%), chứng tỏ các trường đại học đang vươn lên trong những năm gần đây. Nhưng cũng chỉ mới tập trung vào hai lĩnh vực toán và vật lý lý thuyết.


Bảng 2 giới thiệu thành tích của các trường đại học.


Các ngành khoa học ở đây được phân chia dựa theo ISI, trừ trường hợp các nghiên cứu về vật liệu từ và siêu dẫn được ghép vào vật lý, chứ không phải "khoa học vật liệu" như ISI, vì những nhà nghiên cứu về hai lĩnh vực này đều nằm trong các khoa vật lý.


Số bài báo quốc tế về toán và vật lý chiếm 77% tổng số bài báo từ các trường đại học Việt Nam. Số người làm toán và vật lý ở trình độ cao có mặt ở rất nhiều trường đại học, kể cả những trường ít tên tuổi như Sư phạm Quy Nhơn, Đại học Hồng Đức - Thanh Hoá.


Chuyên ngành vật lý thực nghiệm tuy đòi hỏi thiết bị hiện đại và đầu tư kinh phí cao cũng đã có chỗ đứng trên mặt báo quốc tế. Nổi bật nhất là hai phòng thí nghiệm vật liệu từ và nhiệt độ thấp thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhưng đại đa số các trường đại học khác vẫn chưa vào cuộc trên các sân chơi quốc tế.


Bảng 2: (Nhấn vào hình)Số bài báo quốc tế/tổng số lần trích dẫn dùng nguồn nội lực từ các trường đại học Việt Nam trong giai đoạn 2000-2004 (Nguồn: ISI)


Bảng 3 giới thiệu thành tích của các viện nghiên cứu. Về số lượng bài báo, Viện Toán vẫn dẫn đầu, tiếp theo là các Viện: Vật lý, Cơhọc và Năng lượng Nguyên tử. Nếu xét tổng số lần được trích dẫn, thì thứ hạng sắp xếp trong tốp này sẽ là Viện Vật lý, Toán, Năng lượng Nguyên tử và Cơ học.


Bảng 3: Số bài báo quốc tế và tổng số lần trích dẫn dùng nguồn nội lực từ các viện nghiên cứu Việt Nam trong 5 năm 2000-2004 (Nguồn: ISI)

Tên Viện

Số bài

Số lần được trích dẫn

Viện KH&CN Việt Nam:

Viện Toán

92

96

Viện Vật lý (Hà Nội + Tp Hồ Chí Minh)

53

111

Viện Cơ

35

38

    Viện Vật liệu

17

22

    Viện Công nghệ Thông tin

5

5

    Viện Công nghệ Sinh học

4

2

    Viện Sinh học Đà Lạt

4

13

    Các viện khác thuộc Viện KH&CN Việt Nam

7

6

Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

21

51

Các viện Y Dược trong cả nước

13

20

Các viện khác trong cả nước

20

3

Tổng cộng

271

367


Nhìn chung, bức tranh nghiên cứu khoa học tầm quốc tế ở nước ta hiện đang mất cân đối, nghiêng về lý thuyết nhiều hơn thực hành, ứng dụng.


Hai ngành toán và vật lý mạnh hơn hẳn các ngành khác; nhưng ngành vật lý lại cũng chỉ tập trung ở một vài viện nghiên cứu và một khoa của trường đại học; nghiên cứu công nghệ còn quá khiêm tốn, khoa học xã hội và nhân văn chiếm 50% các ấn phẩm công bố trong nước lại hầu như không thấy mặt trên các tạp chí quốc tế...


Nghiên cứu khoa học tầm quốc tế tại các trường đại học còn quá ít so với các viện, hoàn toàn không tương xứng với đội ngũ giảng viên đông đảo và sứ mạng đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất nước.


Tập trung nghiên cứu khoa học về các trường đại học tiên tiến, xây dựng ở đó những tập thể nghiên cứu tầm quốc tế, là việc làm sống còn của cả nền giáo dục và KH&CN nước nhà hiện nay. Vì nếu không nghiên cứu khoa học ở tầm quốc tế, đất nước sẽ không có nền giáo dục tiên tiến, trường đại học vẫn cứ tụt hâu.


Và công nghệ, điều mà nhiều người mong mỏi để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cũng chẳng có nốt...

Nguồn: vnn.vn 3/4/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.